Soạn bài 4 Văn bản đọc Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Soạn bài 4: Văn bản đọc - Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn lớp 7 tập 1 đưa ra bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.

Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Em cảm thấy bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ không vần, giàu hình ảnh, mang tính chất gợi nhưng không hay vì em chưa nhìn ra được mạch cảm xúc của bài thơ.

Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

Em cảm nhận được nhịp điệu trong bài thơ, cảm nhận được mạch cảm xúc trong bài thơ.

Câu hỏi 2: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em?

Trả lời:

Bài bình thơ giúp em thay đổi cái nhìn về bài thơ Đường núi, cảm nhận được nhịp điệu và mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu hỏi 3: Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ. Sự đồng cảm này cho thấy tác giả là người am hiểu, tinh tường về thơ, có cái nhìn, cảm nhận tinh tế.

Câu hỏi 4: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?

Trả lời:

Vũ Quần Phương khẳng định điều này vì độ dài ngắn của mỗi câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi tùy thuộc vào cảm xúc. Phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận và tâm hồn của Nguyễn Đình Thi.

Câu hỏi 5: Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Trả lời:

Nếu được phép bổ sung, em có thể bổ sung về nghệ thuật Nguyễn Đình Thi bằng việc sử dụng từ láy, kết hợp từ độc đáo và đảo ngữ để thêm sắc thái và biểu cảm vào bài thơ Đường núi.

Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi.2. Tìm hiểu về tác giả và ngữ cảnh sáng tác... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi?

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ văn bản và hiểu nội dung chính của bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi.2. Tìm... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Trả lời: Có thể viết một câu trả lời chi tiết và đầy đủ hơn như sau:"Về câu hỏi về bài thơ "Đường núi" của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 4. Phân tích bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi 

Trả lời: Cách làm:1. Đọc và hiểu bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi.2. Phân tích các hình ảnh, cảm xúc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 5.  Ấn tượng của em về bài bình thơ của Vũ Quần Phương:

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ bài bình thơ của Vũ Quần Phương để hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ.2. Xác... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 6.  Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện:

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ bài thơ để hiểu nội dung và ý nghĩa chung của tác phẩm.2. Xác định những chi tiết... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu hỏi 7. Lí do Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ nội dung và yêu cầu của câu hỏi.2. Tìm hiểu về bài thơ mà Vũ... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04286 sec| 2145.641 kb