Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 8 kết nối tri thức Bài 3 Mol và tỉ khối chất khí
Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 8: Mol và tỉ khối chất khí
Trên trang sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 3, bạn sẽ tìm thấy giải chi tiết cho các bài tập về Mol và tỉ khối chất khí. Sytu sẽ hướng dẫn bạn giải mọi câu hỏi và bài tập một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội củng cố kiến thức và hiểu bài học rõ hơn, hy vọng bạn sẽ thấy hứng thú và tự tin hơn khi học môn này.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 3.1: Tính số mol nguyên tử hoặc mol phân tử trong những lượng chất sau:
a) 8,428.1022 nguyên tử K.
b) 1,505.1024 phân tử SO2.
c) 7,224.1024 nguyên tử Na.
d) 1,204.1024 phân tử K2O.
Câu 3.2: Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong những lượng chất sau:
a) 0,1 mol nguyên tử O.
b) 1,15 mol nguyên tử C.
c) 0,05 mol phân tử O2.
d) 2 mol phân tử NO2.
Câu 3.3: Tính khối lượng của 1 mol
a) nguyên tử hydrogen (H).
b) nguyên tử chlorine (Cl).
c) phân tử chlorine Cl2.
Câu 3.4 : Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của những lượng chất sau:
a) 0,15 mol Fe.
b) 1,12 mol SO2.
c) Hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11).
d) Dung dịch có 1 mol C2H5OH và 2 mol nước (H2O).
Câu 3.5 : Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất?
- 16 gam O2
- 8 gam SO2.
- 16 gam CuSO4.
- 32 gam Fe2O3.
Câu 3.6: Hãy tính:
a) Số mol nguyên tử Cl có trong 36,5 gam hydrochloric acid (HCl).
b) Số mol nguyên tử O có trong 11 gam khí carbon dioxide (CO2).
c) Số mol nguyên tử C có trong 3,42 gam đường (C12H22O11).
Câu 3.7: Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau:
a) 1,5 mol khí CH4.
b) 42 gam khí N2.
c) 3,01.1022 phân tử H2.
Câu 3.8 : Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau:
a) Hỗn hợp gồm 1 mol CO2và 1 mol O2
b) Hỗn hợp gồm 0,05 mol CO; 0,15 mol CO2và 0,2 mol O2
c) Hỗn hợp gổm 10 gam O2và 14 gam N2.
Câu 3.9: Ở điều kiện 25 °C, 1 bar, một quả bóng cao su chứa đầy khí carbon dioxide (CO2) có thể tích 2 L. Hãy tính khối lượng khí carbon dioxide trong quả bóng.
Câu 3.10: Tính tỉ khối đối với không khí của các khí sau: HCl, NH3, C2H6, H2S, NO, NO2.
Câu 3.11 : Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Trong 0,12 mol phân tử Cl2 có 0,06 mol nguyên tử Cl.
b) Số nguyên tử O trong 0,15 mol phân tử O2 và trong 0,1 mol phân tử O3 bằng nhau.
c) Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của 0,1 mol khí H2 bằng thể tích của hỗn hợp gồm 1 mol khí HCl và 0,1 mol khí HBr.
Câu 3.12 : Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, có 4 quả bóng giống hệt nhau, chứa lần lượt các khí He, H2, Cl2, CO2. Hãy cho biết: khối lượng khí trong quả bóng nào lớn nhất, khối lượng khí trong quả bóng nào nhỏ nhất.
Câu 3.13 : Bơm đầy một loại khí vào quả bóng, thấy quả bóng bị đẩy bay lên. Hỏi trong quả bóng có thể chứa những loại khí nào sau đây?
Acetylene (C2H2); oxygen (O2); hydrogen (H2); carbon dioxide (CO2); sunfur dioxide (SO2).
Hãy giải thích.
Câu 3.14* : Tính khối lượng mol trung bình của các hỗn hợp khí sau đây:
a) Hỗn hợp gồm H2 và Cl2 có tỉ lệ 1 : 1 về số mol.
b) Hỗn hợp gồm CO và N2 có tỉ lệ 2 : 3 về số mol.
c) Hỗn hợp gồm H2, CO2 và N2 có tỉ lệ 1 :2 :1 về số mol.
Cho biết công thức tính khối lượng mol phân tử trung bình của một hỗn hợp:
$M_{TB}=\frac{m_{hh}}{n_{hh}}=\frac{M_{1}.n1+M_{2}.n2+....}{n1+n2+....}$
Trong đó:
MTB là khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp.
M1, M2... là khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp.
n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.
Câu 3.15 : Trong các hỗn hợp khí ở câu 3.14, hỗn hợp nào nặng hơn không khí, hỗn hợp nào nhẹ hơn không khí? Tính tỉ khối đối với không khí của các hỗn hợp trên.
Câu 3.16 : Trong phòng thí nghiệm có các dụng cụ và hoá chất sau: ống đong (giới hạn đo là 100 mL, độ chia nhỏ nhất là 1 mL), ống hút, ethanol (công thức phân tử là C2H5OH). Hãy trình bày cách lấy một lượng ethanol bằng 1,56 mol, biết rằng khối lượng riêng của ethanol là 0,78 g/mL.
Câu 3.17 : Tính khối lượng không khí có trong một lớp học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 6 m và cao 3,5 m. Biết rằng nhiệt độ phòng là 25 °C và áp suất không khí trong phòng là 1 bar. Coi không khí có gần đúng 20% O2 và 80% N2 về thể tích.
Câu 3.18:
a) Có hai hỗn hợp khí như sau:
(1) Hỗn hợp CO và C2H6 có tỉ lệ 1 : 2 về số mol.
(2) Hỗn hợp CH4 và CO2 có tỉ lệ 2 : 1 về số mol.
Bơm các hỗn hợp khí trên vào quả bóng A và B giống hệt nhau. Quan sát thấy hiện tượng như Hình 3.1.
a) Quả bóng A và B lần lượt chứa hỗn hợp khí nào?
b) Nếu một quả bóng được bơm đầỵ bằng không khí, nó sẽ bị đẩy bay lên hay nằm trên mặt bàn?
Câu 3.19 : Làm bay hơi hoàn toàn m gam ethanol (C2H5OH), thấy thể tích thu được đúng bằng thể tích của 14 gam nitrogen (N2) ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất. Tính m.