Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 8 kết nối tri thức Bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng
Giải bài tập Sách Bài Tập Khoa Học Tự Nhiên 8 Kết Nối Tri Thức Bài 26 Năng Lượng Nhiệt và Nội Năng
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan đến chủ đề Năng Lượng Nhiệt và Nội Năng trong sách bài tập Khoa Học Tự Nhiên 8. Sytu sẽ hướng dẫn chi tiết cách giải một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. Hy vọng rằng thông qua việc củng cố kiến thức thông qua việc giải bài tập, các bạn sẽ có được kiến thức tốt hơn và nắm vững bài học.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 26.1. Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?
A. Chuyển dòng không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp.
C. Giữa các phân tử có lực tương tác.
D. Giữa các phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách.
Câu 26.2. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra?
A. Đường tan vào nước.
B. Sự tạo thành giá.
C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dẫn theo thời gian.
D. Sự khuếch tán của dung dịch copper sulfate vào nước.
Câu 26.3. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?
A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng,
D. Mọi vật đều có nhiệt năng.
Câu 26.4. Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào mà em đã học?
A. Chỉ có thể năng.
B. Chỉ có động năng.
C. Chỉ có nội năng.
D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.
Câu 26.5. Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước dầu tăng.
B. Nội nắng của thôi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nội năng của thôi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.
D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.
Câu 26.6. Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
a) Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng dẫn.
b) Khi nước sôi, mặc dù vẫn tiếp tục đun nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi.
Câu 26.7. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4200 J thì nóng lên thêm 1 °C. Hỏi nếu truyền 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?
Câu 26.8*. Người ta dỗ 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 10 °C vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2
a) Hãy mô tả quá trình trao đổi nhiệt năng xảy ra trong bình cách nhiệt.
b) Khi có cân bằng nhiệt trong bình thì nhiệt độ trong bình là t= 30 °C. Hãy xác định nhiệt độ t. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng (hoặc mất bớt nhiệt năng) 4200 J thì nóng lên thêm 1°C (hoặc giảm đi 1 °C). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và môi trường.
c) Hãy lập hệ thức liên hệ giữa nhiệt đột với các nhiệt độ t1 và t2
Câu 26.9*. Hãy dựa vào kết quả của Bài 26.8 để giải bài tập sau: Nếu đồ cùng một lúc 10 g nước ở nhiệt độ 40 C, 20 g nước ở nhiệt độ 50 °C và 50 g nước ở nhiệt độ 60 °C vào một bình cách nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình cách nhiệt khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và môi trường.
Câu 26.10*. Hãy so sánh và giải thích sự so sánh các đại lượng của hai lượng nước ở hai cốc vẽ trong Hình 26.1 bằng cách hoàn thiện Bảng 26.1. Bỏ qua sự thay đổi khoảng cách giữa các phân tử nước theo nhiệt độ.
STT | Đại lượng | Cốc 1 | Cốc 2 | So sánh | Giải thích |
1 | Khối lượng (m) | m1 | m2 | m1 > m2 | Lượng nước ở cốc 1 nhiều hơn ở cốc 2 |
2 | Nhiệt độ (T) | T1 | T2 | …?... | …?... |
3 | Động năng phần tử (Eđ) | Eđ1 | Eđ2 | …?... | …?... |
4 | Thế năng phân tử (Et) | Et1 | Et2 | …?... | …?... |
5 | Tổng động năng phân tử(∑Eđ) | ∑Eđ1 | ∑Eđ2 | …?... | …?... |
6 | Tổng thế năng phân tử (∑Et) | ∑Et1 | ∑Et2 | …?... | …?... |
7 | Nội năng (U) | U1 | U2 | …?... | …?... |