Câu 5:Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.1.Yếu tố nàokhôngphải là...
Câu 5: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Yếu tố nào không phải là cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc Việt Nam?
- A. Sự phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân tộc.
- B. Công cuộc trị thủy và thủy lợi để sản xuất.
- C. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.
- A. cơ bản.
- B. quan trọng
- C. sống còn.
- D. then chốt.
3. Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?
- A. Tôn giáo.
- B. Dân tộc.
- C. Mặt trận.
- D. Xã hội.
4. Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc?
- A. Các tổ chức chính trị - xã hội.
- B. Các tổ chức xã hội đoàn thể.
- C. Bộ máy nhà nước.
- D. Các đảng phái chính trị.
5. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?
- A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.
- B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
- C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước.
- D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
6. Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.
- A. chiến lược.
- B. to lớn.
- C. sách lược.
- D. cơ bản.
7. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
- A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
- B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
- C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
- D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
8. Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?
- A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
- B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
- D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
9. Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?
- A. Hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.
- B. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.
- C. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.
- D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
10. Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?
- A. Chăm sóc y tế.
- B. Giáo dục và đào tạo.
- C. Xây dựng hệ thống giao thông.
- D. Xây dựng các công trình văn hóa.
- Câu 1. Hãy đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét của em về chính sách đối với các dân tộc ít người của...
- Câu 2: Hãy hoàn thành bảng thông tin về các anh hùng dân tộc ít người đã góp công chiến đấu bảo vệ...
- Câu 3. Hãy hoàn thành bảng thống kê về các anh hùng dân tộc ít người đã tham gia kháng chiến chống...
- Câu 4:Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam gồm những nội dung cơ bản nào? Chính...