Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10 chân trời sáng tạo bài 2: Tri thức Lịch sử và cuộc sống
Hướng dẫn giải bài 2: Tri thức Lịch sử và cuộc sống
Trong vở bài tập trang 8 của cuốn sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tri thức lịch sử và cuộc sống. Được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục, vở bài tập này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của lịch sử trong đời sống hàng ngày.
Hi vọng rằng, thông qua hướng dẫn chi tiết và cụ thể trong vở bài tập, học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu và nắm vững bài học hơn, từ đó phát triển kiến thức và nhận thức về lịch sử một cách toàn diện.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 1: Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này.
Bài 2: Hãy đọc tư liệu dưới đây và cho biết Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu nào để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Qua bài học này, em có thể học được điều gì có ích cho cuộc sống của bản thân?
“Miếu Vua Bà đặt cạnh đền thờ Trần Hưng Đạo bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo các cụ quản lí di tích miếu Vua Bà kể lại: Xưa kia có bà bán hàng nước bên gốc cây Quếch cổ thụ. Trước khi trận chiến Bạch Đằng xảy ra, Trần Hưng Đạo đã đi thị sát vùng cửa sông Bạch Đằng và đã hỏi bà hàng nước về con nước thuỷ triều lên xuống. Bà đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch con nước thuỷ triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc và bố trí quân mai phục. Bà còn mách bảo trại Yên Hưng nhiều cỏ cây dễ cháy hãy làm bè mảng mà thiêu đốt thuyền giặc. Sau khi thắng giặc, Trần Hưng Đạo đã quay lại tìm bà hàng nước nhưng không thấy, liền xin vua Trần sắc phong bà làm Vua Bà và lập miếu thờ bên cạnh cây Quếch cổ thụ.”
(Nguồn: http://quangyen.vn/TinTuc/71-759/di-tich-bach-dang/mieu-vua-ba.htm#di-tich-bach-dang)
Bài 3: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.
- Ô số 1 (13 chữ cái): Nơi diễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiền Lê và Trần.
- Ô số 2 (17 chữ cái): Hai trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ô số 3 (13 chữ cái): Tuyến phòng thủ quan trọng của nhà Lý trong trận chiến chống quân xâm lược Tống.
- Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?
- Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève).
- Ô chữ chủ (12 chữ cái trong ô xám đậm): Một trong những giá trị quan trọng của khoa học lịch sử đối với hiện tại và tương lai là ...........................................................................
Bài 4: Em hãy lập hồ sơ thông tin về di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long. Hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của di tích đối với cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.
Bài 5: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử được em vận dụng vào thực tiễn.
Bài 6: Em hiểu như thế nào là cội nguồn? Vì sao con người có nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn của bản thân và xã hội?
Bài 7: Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Bài 8: Hãy kể 3 tri thức lịch sử, bài học lịch sử mà em tiếp nhận và vận dụng vào thực tiễn.
Bài 9: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1.Tri thức lịch sử là tất cả
A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.
2. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?
A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng
B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...
C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...
D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...
3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
5. Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:
A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.
B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
6. Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
C. Đề xuất phương pháp thực hiện.
D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
7. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải
A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
8. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?
A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?
A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
10. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?
A. Bảo tàng.
B. Thư viện.
C. Trung tâm lưu trữ.
D. Nhà văn hoá.