Giải bài tập sách bài tập (SBT) KTPL 10 cánh diều bài 21 Thực hiện pháp luật
Giải bài 21 Thực hiện pháp luật trong sách bài tập KTPL 10 cánh diều
Trong sách bài tập KTPL 10 cánh diều, bài tập số 21 về việc thực hiện pháp luật là một phần quan trọng giúp học sinh nắm vững kiến thức về hệ thống pháp luật. Nội dung bài tập cung cấp đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ ràng và linh hoạt khi áp dụng kiến thức.
Mục tiêu của bài tập là giúp học sinh phát triển kỹ năng thực hiện các quy định pháp luật một cách chính xác và đúng luật. Bằng cách làm bài tập này, học sinh có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, suy luận và áp dụng pháp luật vào thực tế, từ đó trở nên tự tin hơn trong việc giải quyết vấn đề pháp lý.
Với cách tiếp cận sinh động, sắc thái và biểu cảm, sách bài tập KTPL 10 cánh diều đã tạo ra một phương pháp học thú vị và hiệu quả, giúp học sinh học tập một cách tích cực và tư duy logic, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của việc thực hiện pháp luật trong xã hội hiện đại.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1. Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết người tham gia giao thông trong hình ảnh nào là thực hiện pháp luật, trong hình ảnh nào là không thực hiện pháp luật. Vì sao?
Bài tập 2. Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Không buôn bán hàng cấm.
B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ.
D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.
Bài tập 3. Mỗi hành vi dưới đây là biểu hiện của hình thức nào về thực hiện pháp luật?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi | Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật |
1. Người dân thường xuyên làm vệ sinh môi trường ở khu dân cư. |
|
|
|
|
2. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè. |
|
|
|
|
3. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty. |
|
|
|
|
4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên. |
|
|
|
|
5. Người kinh doanh khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế. |
|
|
|
|
6. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ tại các ngã tư đường. |
|
|
|
|
7. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. |
|
|
|
|
8. Cửa hàng không bán bia rượu và thuốc lá cho trẻ em. |
|
|
|
|
9. Học sinh không tham gia vào tệ nạn xã hội. |
|
|
|
|
10. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí. |
|
|
|
|
Bài tập 4. Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm việc nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những việc theo sở thích của mình.
D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Bài tập 5. Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tụ tập đông người trong những ngày phòng chống dịch bệnh COVID-19.
B. Không chơi trò chơi điện tử ăn tiền dù bị bạn rủ nhiều lần.
C. Đứng xem, cổ vũ người dua xe mô tô.
D. Không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông.
Bài tập 6. Hành vi nào dưới đây là tuân thủ pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Không xâm phạm tài sản của người khác.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
C. Tố cáo người sử dụng ma tuý.
D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô.
Bài tập 7. Người sản xuất kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tôn trọng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Đề cao pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Bài tập 8. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép mà không bị ép buộc phải thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Bài tập 9. Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cán bộ nhà nước.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Bài tập 10. Đọc câu chuyện
HÌNH PHẠT CHO TỘI “TÀNG TRỮ HÀNG CẤM
Tháng 5/2021, tại trụ sở Toà án nhân dân huyện N đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự “Tàng trữ hàng cấm" đối với bị cáo Lê Thị M sinh năm 1992. Ngày 20/11/2020, Lê Thị M trú tại xã T, huyện N một mình đi xe khách đến tỉnh Lạng Sơn để tìm mua pháo nổ về sử dụng trong dịp Tết. Đến biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, M liên lạc với một người đàn ông và hỏi mua của người này hai thùng pháo nổ, với giá 12 triệu đồng, hẹn hôm sau đến lấy. Đúng hẹn sàng 21/11/2020, M quay lại nhận 2 thùng pháo cất giấu trong hai bao tải và trả tiền. Để tránh bị phát hiện M dùng vỏ bìa cát tông đựng bánh kẹo bọc bên ngoài hai thùng pháo, sau đó bắt xe khách mang số pháo mua được về nhà. Đến nhà M nhanh chóng đốt hai thùng cát tông bọc bên ngoài đi và đem giấu hai thùng pháo ở khu chăn nuôi lợn, không cho ai biết.
Ngày 03/01/2021, do lo lắng không yên, sợ mọi người phát hiện ra chỗ giấu pháo. M mang chỗ pháo đó di chuyển đến khu chuồng gà thì bị Công an huyện N tuần tra phát hiện bắt quả tang và thu giữ.
Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về quản lí kinh tế. Bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, tàng trữ loại hàng hoá mà Nhà nước cấm, nhưng vẫn thực hiện, làm mất trật tự trị an tại địa phương, ảnh hưởng đến trật tự quản lí kinh tế nhà nước, gây dư luận xấu trong nhân dân. Vì vậy, phải đưa ra xử lí nghiêm minh trước pháp luật và có hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo. Khi lượng hình, xem xét đến tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, Toà án nhân dân huyện N đã tuyên phạt bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” với mức hai năm sáu tháng tù giam, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Tin tưởng rằng với những hình phạt thích đáng này bị cáo sẽ nhận ra lỗi lầm tích cực cải tạo. Đây cũng là bài học cho các bạn trẻ biết rõ hành vi của mình là vì phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
(Theo vinhphuc.gov.vn, ngày 02/7/2021)
a) Em hãy cho biết, trong câu chuyện trên, hành vi của M có phù hợp với pháp luật không. Vì sao?
b) Hành vi xử phạt của Toà án nhân dân huyện N đối với M có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích vì sao?
Bài tập 11. Công ty sản xuất nước giải khát K đã sử dụng hình ảnh của một vận động viên N để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mà chưa được sự đồng ý của vận động viên N. Khi biết được sự việc này, vận động viên N đã gửi đơn yêu cầu Công ty K dừng hoạt động quảng cáo hình ảnh của mình và xin lỗi vì hành vi này.
Theo em, hành vi của Công ty K có được coi là hành vi thực hiện pháp luật không? Vì sao?
Bài tập 12. Thời gian gần đây, mỗi đêm cứ khoảng 10 giờ, anh B lại thấy có một số người lạ đến nhà ông C. Thấy vậy, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm theo dõi và biết được những người này đánh bạc ăn tiền thâu đêm trong nhà ông C. Không đắn đo suy nghĩ, anh B cùng mấy người thanh niên trong xóm đã nhanh chóng báo cho cơ quan công an về ổ đánh bạc này.
Em hãy cho biết, việc làm này của ông B cùng những người thanh niên khác trong xóm có phải là thực hiện pháp luật hay không. Nếu có thì đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
Bài tập 13. Vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty S chế biến thức ăn gia súc đã xả nước thải chưa qua xử lí vào dòng sông bên cạnh làm ô nhiễm dòng sông. Công ty S bị cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động đến khi khắc phục xong hậu quả.
Theo em, hành vi xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
Bài tập 14. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của ông K, cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã kiểm tra và cấp cho ông giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Em hãy cho biết, ông M và cơ quan đăng kí kinh doanh huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào. Vì sao?
Bài tập 15. Chỉ còn 5m nữa là gặp đèn tín hiệu màu vàng. Kiên đang đi xe máy đã nhanh chóng đi tiếp vượt đèn vàng để qua ngã tư. Đến đầu bên kia, Kiên bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và viết biên lai xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền với mức 600 000 đồng, Kiên cho rằng cảnh sát đã xử phạt sai, vì pháp luật cho phép người điều khiển xe mô tô vượt đèn vàng.
Theo em trong tình huống này, Kiên và cảnh sát giao thông, ai là người thực hiện đúng pháp luật. Vì sao?
Bài tập 16. Được tin báo của cơ sở nhân dân, bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã mật phục và bắt được Phan Văn C mang ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam qua đường biên giới. C bị bộ đội biên phòng giao cho cơ quan cảnh sát điều tra. Sau một thời gian C đã bị khởi tố với tội danh “Vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới".
Theo em, hành vi của C vận chuyển trái phép chất ma tuy là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào? Vì sao?
Bài tập 17. Em hãy cho biết giữa các hình thức thực hiện pháp luật có điểm giống nhau và khác nhau như thế nào.
Bài tập 18. Là công dân - học sinh, em và các bạn thường thực hiện pháp luật theo những hình thức nào? Vì sao?
Bài tập 19. Em hãy nêu một số trường hợp thực hiện pháp luật ở trường và địa phương mà em biết và kể cho các bạn trong lớp.