Giải bài tập sách bài tập (SBT) vật lí lớp 10 chân trời sáng tạo bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều

Hướng dẫn giải bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều sách bài tập (SBT) vật lí lớp 10

Bài 7 Gia tốc - chuyển động thẳng biến đổi đều trong sách bài tập (SBT) vật lí lớp 10 là một trong những bài toán quan trọng, giúp học sinh hiểu rõ về gia tốc và chuyển động thẳng biến đổi đều. Để giải bài này, trước hết học sinh cần nhớ rằng gia tốc là đại lượng đo chuyển động thay đổi theo thời gian.

Để giải bài tập này, học sinh cần xác định công thức tính gia tốc và áp dụng vào bài toán. Rất quan trọng khi giải bài này là phải chú ý đến việc xác định đúng đơn vị đo của gia tốc để không gây hiểu lầm.

Với cách hướng dẫn chi tiết và giải bài tập mẫu trong sách, hy vọng rằng học sinh sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào thực hành một cách hiệu quả. Chúc các bạn học tốt!

Bài tập và hướng dẫn giải

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 7.1 Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

A. có giá trị bằng 0.

B. là một hằng số khác 0.

C. có giá trị biến thiên theo thời gian.

D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Trả lời: Phương pháp giải:Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi theo thời gian.... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.2 Chọn từ/ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống:

vô hướngĐộ dịch chuyểnvận tốc(v - t)m$^{2}$/sthời giandiện tíchđộ dốc
(d - t)không gianm/s$^{2}$Tọa độtốc độchiều caocó hướngthể tích

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của (1) … theo (2) … Gia tốc là một đại lượng (3) …, có đơn vị trong hệ SI là (4) … Gia tốc tức thời tại một thời điểm có giá trị bằng ((5) … của tiếp tuyến với đường đồ thị (6) … tại thời điểm đó. (7) .. của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng phần (8) … giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t1, t = t2 trong đồ thị (v - t).

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, ta sẽ điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống như sau:Gia tốc là đại lượng đặc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.3 Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. a > 0, v > 0.

B. a < 0, v < 0.

C. a > 0, v < 0.

D. a < 0, v > 0.

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, chúng ta cần nắm vững ý nghĩa của gia tốc (a) và vận tốc (v) trong vật lý.1.... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.4 Trong các đồ thị vận tốc thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

Trong các đồ thị vận tốc thời gian dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, ta cần xem xét đồ thị vận tốc thời gian của chuyển động. Để mô tả chuyển động... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.5 Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. $v = 7$.

B. $v=6t^{2}+2t-2$.

C. $v = 5t - 4$.

D. $v=6t^{2}-2$.

Trả lời: Để giải bài toán này, ta quan sát các phương trình vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.6 Quan sát đồ thị (v - t) trong Hình 7.1 của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?

Quan sát đồ thị (v - t) trong Hình 7.1 của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s.

B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s.

C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s.

D. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s.

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, chúng ta sẽ tính diện tích của hình chữ nhật nằm dưới đồ thị vận tốc (v - t)... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.7 Xét hai xe A và B chuyển động cùng nhau vào hầm Thủ Thiêm dài 1 490 m. Xe A chuyển động với tốc độ ban đầu trước khi vào hầm là 60 km/h và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 144 km/h$^{2}$, xe B chuyển động chậm dần đều với gia tốc 120 km/h$^{2}$ từ lúc bắt đầu chạy vào hầm với tốc độ 55 km/h. Nhận định nào sau đây là đúng về thời gian chuyển động của hai xe trong hầm?

A. Hai xe đi hết hầm Thủ Thiêm cùng một khoảng thời gian.

B. Xe B ra khỏi hầm trước xe A.

C. Xe A ra khỏi hầm trước xe B.

D. Dữ liệu bài toán không đủ kết luận.

Trả lời: Phương pháp giải:Ta sử dụng công thức $s = v_{0}t + \frac{1}{2}at^{2}$ để tính thời gian mà mỗi xe... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 7.8 Hình 7.2 mô tả đồ thị (v t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

Hình 7.2 mô tả đồ thị (v t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều

B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.

C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Trả lời: Phương pháp giải:1. Xác định chuyển động của mỗi xe từ đồ thị v-t:- Xe A và B: đồ thị v-t là đường... Xem hướng dẫn giải chi tiết

B. TỰ LUẬN

Bài 7.1 Tốc độ của một vật có thể tăng trong khi gia tốc của vật đang giảm hay không? Giải thích.

Trả lời: Phương pháp giải:- Trong trường hợp vật chuyển động nhanh dần (không đều), chỉ cần vectơ gia tốc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.2 Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có giá trị gia tốc không phải là một hằng số trong suốt quá trình chuyển động?

a) Một người đi xe đạp đang tăng tốc đều trên đường thẳng từ trạng thái đứng yên.

b) Một quả bóng nằm yên trên bàn.

c) Một thang máy chuyển động từ tầng 2 lên tầng 4 và có dừng đón khách tại tầng 3?

Hãy giải thích các câu trả lời mà em đưa ra.

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, ta cần hiểu rõ định nghĩa của gia tốc. Gia tốc là đại lượng véc-tơ chỉ sự thay... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.3 Trong một quán ăn có hệ thống đưa thức ăn tự động bằng băng chuyền, một khách hàng đặt một món ăn qua hệ thống tự động. Sau đó, đĩa thức ăn được di chuyển từ khu vực bếp đến vị trí khách hàng cách nhau 5 m từ trạng thái nghỉ. Giả sử chuyển động của đĩa thức ăn là nhanh dần đều và biết tốc độ của đĩa thức ăn đến khách hàng là 2 m/s.

a) Gia tốc của đĩa thức ăn là bao nhiêu?

b) Nếu trường hợp khách hàng đặt một li cooktail, vì chiều cao li và mặt đế của li nhỏ nên li sẽ bị đổ khi gia tốc của nó vượt quá 0,5 m/s$^{2}$. Tìm tốc độ tối đa mà li có thể đạt được để không bị đổ.

Trả lời: a) Phương pháp giải:- Ta áp dụng công thức tính gia tốc: $a = \frac{v^{2} - v_{o}^{2}}{2s}$, trong... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.4 Xét hai xe ô tô đang chuyển động cùng chiều trên đoạn đường cao tốc. Tại một thời điểm bất kì, tốc độ của xe A lớn hơn tốc độ của xe B. Dựa vào dữ kiện này có thể nhận định được gia tốc xe A lớn hơn xe B hay không? Giải thích tại sao.

Trả lời: Có một phương pháp giải đơn giản cho câu hỏi trên: - Ta có thể giả sử tốc độ của xe A là 20 m/s và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.5 Quan sát đồ thị (v t) mô tả chuyển động thẳng của tàu hỏa trong Hình 7.3 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Tại thời điểm nào, vận tốc tàu hỏa có giá trị lớn nhất?

b) Vận tốc tàu hỏa không đổi trong khoảng thời gian nào?

c) Tàu chuyển động thẳng nhanh dần đều trong khoảng thời gian nào?

Trả lời: Để giải câu hỏi trên, ta cần xem xét đồ thị vận tốc (v) theo thời gian (t) của tàu hỏa từ Hình 7.3.... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.6 Giải thích tại sao trong trò chơi bóng chày, cầu thủ ném bóng thường sử dụng tư thế giao bóng như Hình 7.4. Vị trí mà cầu thủ bắt đầu tác dụng lực đến khi quả bóng rời khỏi tay cách nhau một khoảng 3,5 m. Có thể xem gần đúng chuyển động của bóng trong tay cầu thủ trong quá trình giao bóng là chuyển động nhanh dần.

Giải thích tại sao trong trò chơi bóng chày, cầu thủ ném bóng thường sử dụng tư thế giao bóng như Hình 7.4

Trả lời: Phương pháp giải:1. Cầu thủ sử dụng tư thế giao bóng như Hình 7.4 để tận dụng sức mạnh từ cơ thể và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.7 Tại hiện trường một vụ tai nạn trên đường quốc lộ ngoài đô thị, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Qua các đo đạc trên mặt đường, cảnh sát kết luận gia tốc của ô tô trong quá trình giảm tốc có độ lớn 6,5 m/s$^{2}$. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không? Giả sử trong quá trình giảm tốc, ô tô chuyển động chậm dần đều.

Trả lời: Để giải bài toán này, chúng ta sử dụng công thức vận tốc cuối của chuyển động đều:$v^2 = u^2 +... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.8 Một xe tải đang chuyển động đều với tốc độ cho phép trên đường cao tốc trong khoảng thời gian Δt. Khi nhìn thấy biển báo “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”, tài xế quyết định giảm tốc độ. Sau khoảng thời gian Δt1, tài xế quan sát thấy một tai nạn đột ngột xảy ra ở phía trước. Do đó tài xế hãm phanh gấp để dừng lại trong khoảng thời gian ngắn Δt2 để tránh va chạm. Giả sử trong suốt quá trình chuyển động, xe tải luôn chạy trên đường vắng.

a) Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian biểu diễn quá trình chuyển động của xe tải.

b) Độ dốc của đồ thị trong trường hợp nào là lớn nhất?

Trả lời: a) Phương pháp giải:- Giai đoạn 1: Xác định vận tốc ban đầu và vận tốc cực đại của xe tải.- Giai... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.9 Để khảo sát mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe các phi công trên tàu vũ trụ, cũng như máy bay phản lực. Năm 1954, các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu trên tình nguyện viên John P. Stapp. Khảo sát được thực hiện trên một chiếc xe trượt được gia tốc dọc đường ray từ trạng thái đứng yên đến tốc độ 282,5 m/s. Sau đó, chiếc xe trượt được hãm phanh đến khi dừng lại hẳn trong 1,4 s. Mô tả quá trình chuyển động của xe trượt.

Trả lời: Phương pháp giải:Bước 1: Xác định các thông số ban đầu và kết thúc của chuyển động- Vận tốc ban đầu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.10 Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.

t (s)

0

5

10

15

20

25

30

v (m/s)

0

15

30

30

20

10

0

a) Vẽ đồ thị vận tốc thời gian của xe máy.

b) Nhận xét tính chất chuyển động của xe máy.

c) Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên và trong 15 s cuối cùng.

d) Từ đồ thị vận tốc thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Trả lời: a) Phương pháp giải:- Để vẽ đồ thị vận tốc - thời gian của xe máy, chúng ta cần lập bảng ghi lại... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.11 Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v - t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn.

Trả lời: Để tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, ta thực hiện theo... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7.12* Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.

Trả lời: Phương pháp giải:Đầu tiên, chuyển vận tốc đầu của xe thành m/s: v₀ = 36 km/h = 10 m/s.Tính quãng... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.52969 sec| 2294.625 kb