Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10 cánh diều Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây
Bài 7: Tìm hiểu về một số nền văn minh phương Tây trong sách bài tập lịch sử lớp 10 Cánh Diều
Trong bài học này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về một số nền văn minh phương Tây qua trang sách trên sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10 Cánh Diều. Bài học này được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục, giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử và văn minh của thế giới.
Chúng ta cần lưu ý rằng việc hiểu rõ về nền văn minh phương Tây không chỉ giúp chúng ta nắm vững kiến thức mà còn mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Việc học lịch sử không chỉ là việc học bài mà còn là cách để chúng ta hiểu sâu về quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hãy cùng nhau đào sâu vào bài học, cùng nhau khám phá văn minh phương Tây qua các trang sách bài tập lịch sử lớp 10 Cánh Diều. Hi vọng rằng bằng cách này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nền văn minh và lịch sử của thế giới, từ đó phát triển kiến thức và ý thức về môi trường xã hội xung quanh.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Hải cảng nước sâu và kín gió là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện
A. cho giai cấp chủ nỏ thiết lập chế độ trung trong tập quyền.
B. xây dựng những thành phố đông dân cư.
C. trồng các loại cây thông nghiệp lâu năm.
D. phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.
Câu 2: Các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
B. Vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo thuộc Địa Trung Hải.
C. Các đồng bằng rộng lớn ở Địa Trung Hải.
D. Các cao nguyên rộng lớn ở châu Âu.
Câu 3: Nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì
A. không có văn minh phương Đông cổ đại thi không thể có văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
B. chế độ quân chủ chuyên chế của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
C. các công trình kiến trúc của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại.
D. cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông để phát triển hơn.
Câu 4: Chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì
A. tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia xây dựng nền văn minh.
B. là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.
C. chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.
D. tạo điều kiện cho tầng lớp nô lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy nhà nước.
Câu 5: Chế độ bóc lột lao động tầng lớp nô lệ là cơ sở xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vị tạo điều kiện
A. thiết lập chế độ dân chủ cổ đại.
B. cho tầng lớp nô lệ tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. cho giai cấp chủ nô có tiềm lực về kinh tế, chính trị.
D. giao lưu, kế thừa văn minh phương Đông cổ đại.
Câu 6: Sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn minh thời Phục hưng vì họ
A. mong muốn hợp tác với giai cấp phong kiến cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.
B. có mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. muốn thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.
D. muốn tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.
Câu 7: Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bằng hình thức nào sau đây?
A. Không nộp thuế cho nhà vua.
B. Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.
C. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.
D. Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 8: “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Hy Lạp.
B. I-ta-li-a.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 9: Sự hình thành chủ nghĩa nhân văn tại các thành thị trường đại là một trong những bối cảnh lịch sử của nền văn minh thời Phục hưng vì
A. các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu sẽ bùng nổ tại các thành thị trung đại.
B. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.
C. nhiều trường đại học được thành lập, tạo điều kiện phát triển các ngành nghệ thuật.
D. giai cấp phong kiến có cơ hội tiếp thu những tư tưởng tiến bộ.
Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?
A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
B. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.
D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.
Câu 11: Hãy điền tên tầng lớp vào cột B tương ứng với đặc điểm ở cột A sao cho phù hợp với tình hình xã hội của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
Câu 12: Hãy sắp xếp những thành tựu dưới đây vào bảng sao cho phù hợp với các lĩnh vực của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại: Dương lịch; Đền Pác-tê-nông; Tượng lực sĩ vém đĩa; Đầu trường Cô-li-lê; Đại hội thể thao Ô-lim-píc; I-li-át và Ô-đi-xê; Định lí Pi-ta-go; Thiên Chúa giáo; Lực đẩy Ác-si-mét, chữ La-tinh.
Lĩnh vực | Lịch và thiên văn | Chữ viết | Khoa học | Tôn giáo | Văn học | Nghệ thuật | Thể thao |
Thành tựu |
|
|
Câu 13: Hãy ghép các thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại ở cột A với ý nghĩa của các thành tựu văn minh ở cột B cho phù hợp.
Câu 14: Hãy nối các lĩnh vực ở cột A với các nhân vật lịch sử ở cột B sao cho phù hợp với thành tựu của các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
Câu 15: Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một trong hai công trình kiến trúc dưới đây theo các gợi ý: Thời gian xây dựng, địa điểm, chức năng, đặc điểm kiến trúc, ý nghĩa…
Câu 16: Đọc đoạn tư liệu sau:
"Những kết quả nghiên cứu của các nhà bác học thời Phục hưng không những đã góp phần cống hiến to lớn vào sự phát triển khoa học của nhân loại, mà đã thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng, đã đập tan thế giới quan duy tâm thần bí của Giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ”.
(Lịch sử thế giới trung đại, Lương Ninh, Đặng Đức An)
Hãy
a) Gạch chân các cụm từ thể hiện ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
b) Trình bày ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng