Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10 cánh diều Bài 1: Hiện thực và nhận thức lịch sử
Bài 1: Hiện thực và nhận thức lịch sử trong Sách Bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều
Bài 1 "Hiện thực và nhận thức lịch sử" trang 4 trong sách bài tập lịch sử lớp 10 Cánh diều. Được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục, đây là phần bài tập để giúp học sinh hiểu sâu hơn về vấn đề lịch sử.
Bài học này nhằm giúp học sinh nhận thức được sự quan trọng của việc nắm vững hiện thực lịch sử để từ đó phát triển nhận thức lịch sử của mình. Việc hướng dẫn và giải thích cụ thể sẽ giúp học sinh tiếp cận với vấn đề một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?
A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.
D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
Câu 2: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. sự kiện tương lai.
D. khoa học lịch sử.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Câu 4: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là
A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan,
D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Câu 5: Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống.
B. Dự báo tương lai.
C. Tổng kết bài học từ quá khứ.
D. Giáo dục, nêu gương.
Câu 7: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
A. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
B. Lời nói, vật chất, tinh thần, văn tự.
C. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ.
D. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
Câu 8: Nối khái niệm ở cột A với nội dung giải thích ở cột B cho phù hợp.
Câu 9: Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (...) để hoàn thành các câu sau cho đúng: A. nguồn sử liệu, B. tính toàn diện, C. khách quan, D. lịch đại, E. chủ quan
1. Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử luôn …….(1), còn nhận thức lịch sử vừa khách quan vừa ……….(2).
2. Thông tin về hoạt động của con người trong quá khứ được lưu giữ ở nhiều dạng khác nhau, gọi là ………..(3).
3. Việc trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của lịch sử, gọi là phương pháp trình bày theo ……...(4).
4. Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang ……...(5), gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
Câu 10: Phân biệt các loại hình sử liệu qua các hình từ 1.1 đến 1.3.
Câu 11: Sơ đồ 1 thể hiện phương pháp trình bày nào của Sử học? Hãy giới thiệu về phương pháp đó.
Câu 12: Em hãy lí giải vì sao khi nghiên cứu và trình bày lịch sử, nhà sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp?
Câu 6: Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?
A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
D. Công bằng, trung thực, khách quan.