Giải bài tập tiếng việt lớp 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

Sách Giải bài tập tiếng Việt lớp 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng

Trong sách giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 cánh diều, bài 3 mang tựa đề "Như măng mọc thẳng" là bài đọc số 4. Bài này không chỉ giúp học sinh luyện từ và câu mà còn mở ra góc sáng tạo, khuyến khích các em tự đánh giá và phê bình kết quả học tập của mình.

Sách cung cấp phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết từng bài tập, phù hợp với chương trình học của sách giáo khoa. Mong rằng, thông qua việc học bài này, các em sẽ hiểu rõ hơn và nắm vững kiến thức được truyền đạt.

Đây là cơ hội để học sinh thể hiện tài năng sáng tạo của mình, đồng thời tự nhận xét và cải thiện điểm yếu trong quá trình học tập. Việc tự tự đánh giá và phê bình chính bản thân sẽ giúp các em trở nên tự tin hơn trong việc học và đạt được kết quả cao hơn.

Bài tập và hướng dẫn giải

BÀI ĐỌC 4: NHỮNG CHÚ BÉ GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Câu hỏi:

  1. Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?
  2. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go?
  3. Việc I-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?
  4. Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?
Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ bài đọc số 4 về những chú bé giàu trí tưởng tượng.2. Đặt câu hỏi vào từng câu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HÓA

1. Đọc bài thơ sau và trả lơi câu hỏi: 

ÔNG MẶT TRỜI ÓNG ÁNH

Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.

Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
" Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!"

Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt trời óng ánh....

NGÔ THỊ BÍCH HIỀN

a, Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ?

b, Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

2. Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?

Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi ngườiTả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả ngườiNói với sự vật như nói với người

a, Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.

b, Bắt đền trăng đấy
    Trốn vào sau mây
    Để buồn cỏ cây
    Khóc mưa thút thít

Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng

NGUYỄN ĐÌNH XUÂN

c, Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

3. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.

Trả lời: Để trả lời câu hỏi trên, bạn có thể làm như sau:1. a, Trong bài thơ, sự vật được nhân hóa là Ông mặt... Xem hướng dẫn giải chi tiết

GÓC SÁNG TẠO: QUAN SÁT VƯỜN CÂY

1. Nghe thầy (cô) hoặc người hướng dẫn giới thiệu về khu vườn.

2. Quan sát, ghi chép về cây ( một hoặc một số loài cây) trong vườn.

3. Trao đổi về kết quả quan sát.

Trả lời: Cách làm:1. Nghe giới thiệu về khu vườn.2. Quan sát cây trong vườn và ghi chép lại thông tin về cây... Xem hướng dẫn giải chi tiết

TỰ ĐÁNH GIÁ

A, Đọc và làm bài tập

CÂY TRE VIỆT NAM

( THÉP MỚI - sách giáo khoa (SGK) tiếng việt lớp 4 tập 1 Cánh diều trang 48)

1. Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng:

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.

b) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

c) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.

d) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.

2. Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam? Tìm các ý đúng:

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

b) Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt.

c) Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

d) Tre là cánh tay của người nông dân.

3. Những hình ảnh nảo miêu tả cây tre gợi người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:

a) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.

b) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

c) Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.

d) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thóang mái đình, mái chùa cổ kính.

4. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hóa cây tre? Tìm ý đúng:

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính,... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.

a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.

b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.

c) Nói với sự vật như nói với người.

5. Viết một đoạn văn ngắn (4 — 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời: Câu trả lời đầy đủ và chi tiết hơn cho câu hỏi trên như sau:1. "Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04132 sec| 2164.82 kb