Giải bài tập sách bài tập (SBT) tin học lớp 8 kết nối tri thức bài 2 Thông tin trong môi trường số
Giải chi tiết sách bài tập tin học lớp 8 Kết nối tri thức bài 2: Thông tin trong môi trường số
Trên trang sách này, Sytu sẽ hướng dẫn đến bạn cách giải tất cả các câu hỏi và bài tập liên quan đến chủ đề "Thông tin trong môi trường số" của sách bài tập tin học lớp 8. Với cách giải chi tiết, dễ hiểu và nhanh chóng, Sytu hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nội dung này và có thể củng cố kiến thức một cách hiệu quả.
Bài tập và hướng dẫn giải
2.1. Phát biểu “ Thông tin số khó bị xóa bỏ hoàn toàn” có đúng không? Tại sao?
A. Đúng! Vì sau khi xóa, tệp và thư mục vẫn còn được lưu trữ trong thùng rác.
B. Đúng! Vì không xác định được tất cả những nơi nó được sao chép và lưu trữ.
C. Sai! Vì các tệp và thư mục dễ dàng bị xoá khỏi nơi nó được lưu trữ..
D. Sai! Vì thông tin số không giống như một tờ giấy để xé hay đốt đi được.
2.2. Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số.
A. Sao chép chậm, khó lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
B. Sao chép chậm, dễ lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
C. Sao chép nhanh, dễ lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
D. Sao chép nhanh, khó lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
2.3. Thông tin số có thể được truy cập như thế nào?
A. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lí.
B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lí.
C. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lí.
D. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lí.
2.4. Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào?
A. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.
B. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.
C. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ.
D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.
2.5. Hành động nào sau đây dùng để đánh giá một bài báo trực tuyến có đáng tin cậy hay không?
A. Chia sẻ bài báo trên mạng xã hội để nhận được phản hồi trước khi đọc nó.
B. Đọc và cố gắng chứng thực thông tin được tác giả trình bày trong bài báo.
C. Tin tưởng bài báo trình bày sự thật cho đến khi phát hiện thông tin sai lệch.
D. Mặc nhiên cho rằng bài báo thiên vị cho đến khi có những chứng cứ củng cố.
2.6. Thông tin trong môi trường số đáng tin cậy ở mức độ nào?
A. Hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì luôn có người chịu trách nhiệm đối với thông tin cụ thể.
B. Chủ yếu là thông tin bịa đặt do mục đích của người tạo ra và lan truyền thông tin.
C. Hầu hết là những tin đồn từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác.
D. Mức độ tin cậy rất khác nhau, từ những thông tin sai lệch đến thông tin đáng tin cậy.
2.7. Hãy tưởng tượng rằng em thấy một thông báo trên mạng xã hội có nội dung “Vì lí do khẩn cấp, các trường phổ thông tạm nghỉ đến thứ Hai tuần sau. Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!". Tin nhắn có vẻ nghiêm túc. Em sẽ hành động như thế nào?
A. Chia sẻ tin nhắn để thể hiện tinh thần hợp tác vì nó có yêu cầu: "Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!".
B. Chia sẻ tin nhắn vì nó có vẻ nghiêm túc và em muốn người khác biết về việc tạm nghỉ học.
C. Không chia sẻ tin nhắn vì em không chắc đó là sự thật và việc lan truyền có thể gây nhầm lẫn.
D. Đợi người khác chia sẻ tin nhắn trước, rồi em sẽ chia sẻ sau để không phải chịu trách nhiệm.
2.8. Trong tình huống của Câu 2.7, mặc dù tin nhắn có vẻ nghiêm túc, nhưng em không chắc đó là sự thực. Em có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?
A. Kiểm tra trang web của trường và nhờ cha mẹ gọi đến trường để xác nhận nội dung thông báo.
B. Kiểm tra xem ai là người gửi thông báo và vai trò của người đó đối với các hoạt động của trường là gì.
C. Quan sát kĩ, tìm chứng cứ từ những nguồn khác nhằm củng cố hoặc bác bỏ nội dung thông báo.
D. Tất cả những cách trên.
2.9. Hãy tưởng tượng em nhìn thấy một bài viết có tiêu đề “Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trò chơi điện tử giúp cải thiện trí nhớ". Em chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và sau đó nhận ra nó là thông tin giả. Em nên làm gì sau khi nhận ra mình đã chia sẻ thông tin sai lệch?
A. Giữ bài đã đăng chỉ để xem có bao nhiêu người yêu thích nó.
B. Xoá bài mà em đã chia sẻ và viết lời giải thích cho việc chia sẻ đó.
C. Không làm gì vì mọi người sẽ quên bài viết trong một hoặc hai ngày.
D. Tiếp tục chia sẻ các bài tương tự để làm cho thông tin giống như sự thật.
2.10. Em hãy kể một số cách để chuyển một trang sách in (dữ liệu dạng vật lí) thành văn bản trong máy tính (dữ liệu dạng số).
2.11. Để biết hiện nay dân số Việt Nam là bao nhiêu, một nhóm học sinh tìm kiếm thông tin trên Intemet bằng máy tìm kiếm và nhận được các kết quả từ những nguồn khác nhau. Em hãy cho biết thông tin từ nguồn nào là đáng tin cậy nhất.
2.12. Em hãy chỉ ra ví dụ cho thấy việc xem xét không đầy đủ, toàn diện một vấn đề có thể dẫn đến kết luận không đáng tin cậy.
2.13. Tin đồn (không rõ nguồn gốc) được lan truyền từ người qua người, từ nơi này đến nơi khác. Tin đồn xuất hiện khắp nơi trong xã hội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bị đồn.
a) Hãy lấy ví dụ về tin đồn.
b) Tại sao tin đồn thuộc loại thông tin không đáng tin cậy?