Giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Bài 4 Một hằng số văn hoá Việt Nam

Bài 4: Một hằng số văn hoá Việt Nam

Trong vở bài tập "Cánh diều" của Ngữ văn lớp 10, bài 4 mang đề tài "Một hằng số văn hoá Việt Nam" nằm trên trang 39. Được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục, bài tập này giúp học sinh hiểu rõ hơn về một trong những yếu tố văn hoá đặc trưng của Việt Nam.

Với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt bài học và áp dụng vào thực tế. Hi vọng rằng qua bài tập này, học sinh sẽ trải nghiệm thêm về giá trị văn hoá và truyền thống của dân tộc Việt Nam, từ đó phát triển tình yêu quê hương.

Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Những ý nào nêu đúng điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp?

A. Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,...).

B. Xác định và vận dụng được tiểu sử và sự nghiệp văn học nghệ thuật của tác giả bài viết.

C. Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian; phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; ...).

D. Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.

 

E. Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.

G. Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.

Trả lời: Hướng dẫn: A, C, D, E, G. Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 2: Phương án nào thể hiện đúng nhất thông tin mà bài viết muốn chuyển tải về văn hoá dân gian Hà Nội?

A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội.

B. Văn hoá dân gian Hà Nội thực chất chỉ là văn hoá dân gian của các khu vực Đông, Nam, Đoài, Bắc quanh Thủ đô Hà Nội.

C. Văn hoá dân gian Hà Nội bao gồm ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rồi, truyện cổ tích ở khắp mọi miền đất nước.

 

D. Văn hoá dân gian Hà Nội chỉ gồm trữ lượng folklore (dân gian) của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán.

Trả lời: Đáp án: A.Hướng dẫn: Bài viết muốn chuyển tải nội dung: Văn hóa dân gian Hà Nội là sự hòa kết giữa... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 3: Văn hoá dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách thức nào?

A. Các anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế) đã đưa việc thờ cúng về Thủ đô.

B. Nhà nước Lý - Trần - Lê đã huỷ các lễ hội tại Thủ đô, thay vào đó là các lễ hội như đua thuyền, đấu vật,...

C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội.

D. Nhà nước nâng một số sinh hoạt văn hoá dân gian thành quốc lễ rồi chuyển về Thăng Long, Hà Nội.

Trả lời: Đáp án: C.Hướng dẫn: Văn hóa dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách: Nhân dân đã mang theo tín... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 4: Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ cho thông tin nào?

A. Hà Nội có nhiều danh nhân văn hoá lớn.

B. Hà Nội là địa linh, nơi nhân tài tụ hội.

C. Hà Nội có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam.

D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam.

Trả lời: Đáp án: D.Hướng dẫn: Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản,... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 5: Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ những yếu tố góp phần hình thành nên người Hà Nội sành ăn, sành mặc, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc?

(1) Hà Nội là mảnh đất tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài.

(2) Toàn bộ trữ lượng văn hoá dân gian được chuyển dồn về trung tâm Hà Nội.

(3) Người Hà Nội lao động giỏi, có nhu cầu lựa chọn, có điều kiện thoả mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ”.

(4) Thăng Long - Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hoá xã hội, nhiều lượng thông tin.

(5) Người Hà Nội mẫn cảm về chính trị - tình cảm.

A. (1) – (2) – (3)

B. (1) – (3) – (4)

C. (2) – (3) – (4)

D. (2) – (4) – (5)

Trả lời: Đáp án: B: (1) – (3) – (4) Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 6: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Trả lời: Hướng dẫn: Nội dung từng phần:Hà Nội cùng những nét văn hóa đặc biệt.Con người Hà Nội với nếp sống... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 7: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí - “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”).

Trả lời: Hướng dẫn:Thông tin địa lí: Vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi, …Thông tin văn học: Trữ... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài 8: Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

Trả lời: Hướng dẫn:Văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04087 sec| 2187.891 kb