Giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Bài 3 Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
Giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Bài 3 Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)
Bài 3: Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) trang 30, vở bài tập (VBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều là một phần trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn dựa theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Bài học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về câu chuyện về Xuý Vân giả dại, và thông qua cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết, học sinh sẽ trở nên am hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Bài tập này khuyến khích học sinh phân tích chi tiết câu chuyện, cảm nhận sâu sắc về những hành động, nhiều sắc thái và biểu cảm của nhân vật Xuý Vân trong trích chèo Kim Nham. Đây là cơ hội tuyệt vời để học sinh tiếp cận với văn học cổ điển và vận dụng khả năng phân tích, suy luận vào việc hiểu và tìm hiểu sâu hơn về nội dung văn học.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 1: Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu | Đúng | Sai |
(1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. |
|
|
(2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân. |
|
|
(3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười. |
|
|
(4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. |
|
|
Bài 2: Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu khi đọc hiểu kịch bản chèo?
A. Xác định sự việc, nhân vật và diễn biến cốt truyện.
B. Chú ý đến các yếu tố thể hiện đặc trưng sân khấu để hình dung ra bối cảnh và hành động, tâm trạng của nhân vật.
C. Phân tích đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ, hành động.
D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo.
Bài 3: âm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Bài 4: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.
Bài 5: Em ấn tượng nhất với lời nói, câu hát nào của nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích? Vì sao?
Bài 6: Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?