Giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Bài 3 Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Bài giải bài tập sách bài tập (SBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Bài 3 Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)
Bài 3 "Thị Mầu lên chùa" là một trích đoạn từ chèo Quan Âm Thị Kính, nằm trên trang 33 của vở bài tập (VBT) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều. Đây là một bài tập được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Bài tập này giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của trích đoạn chèo này.
Việc hướng dẫn giải chi tiết và cụ thể sẽ giúp học sinh hiểu bài học một cách tốt hơn, từ đó áp dụng kiến thức vào thực tế. Chúng ta cần phân tích sâu hơn, tìm hiểu các sắc thái, biểu cảm trong bài chèo để có cái nhìn toàn diện về tác phẩm.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài 1: Các phát biểu sau đây về đoạn trích Thị Mầu lên chùa là đúng hay sai? Hãy đánh dấu x vào ô phù hợp.
Nội dung phát biểu | Đúng | Sai |
(1) Đoạn trích Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại kịch bản chèo. |
|
|
(2) Mục đích chính của Thị Mầu khi lên chùa là để mang tiền gạo trong gia đình đi tiến cúng. |
|
|
(3) Tiếng đế trong văn bản tỏ thái độ đồng tình với hành động của Thị Mầu khi lên chùa. |
|
|
(4) Trong đoạn trích, nhân vật Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên tắc của người tu hành. |
|
|
Bài 2: Lời nói và câu hát sau của Thị Mầu không thể hiện điều gì?
A. Thị Mầu rất thích và năng lên chùa
B. Thị Mầu rất mộ đạo
C. Thị Mầu rất đa tình, táo bạo, dám tỏ bày tình cảm tự nhiên của bản thân
D. Thị Mầu rất đoan trang, đúng mực, giữ gìn phép tắc khi đi lễ chùa
Bài 3: Thông tin nào được nhấn mạnh trong lời đáp dưới đây của Thị Mầu và nhắn mạnh nhằm mục đích gì?
A. Tên “Thị Mầu” - để Tiểu Kính phải nhớ tên của mình.
B. “Con gái phú ông” - thể hiện sự tự tin mình là con gia đình giàu có trong làng.
C. Tên “Thị Mầu”, “con gái phú ông” - cung cấp thông tin đầy đủ để Tiểu Kính ghi vào tờ sớ đọc khi cúng lễ.
D. “Tuôi vừa đôi tám”, “chưa chồng” - thể hiện sự lả lơi, si mê dành cho Tiểu Kính.
Bài 4: So với ca dao, câu hát ghẹo Tiểu Kính “Trúc xinh trúc mọc sân đình / Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!” có gì khác? Vì sao Thị Mầu lại cố tình hát khác như vậy?
Bài 5: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?
Bài 6: Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhận vật này?
Bài 7: Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:
Tiếng đế | Lời đáp của Thị Mầu |
- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi! - Có ai như mày không? - Dơ lắm! Mầu ơi! - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! | - Đẹp thì người ta khen chứ sao! - [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy. - Kệ tao. - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ! |
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?
Bài 8: Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?