Giải bài tập sách bài tập (SBT) Lịch sử và địa lí lớp 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Đánh giá sách Giải bài tập Sách bài tập (SBT) Lịch sử và địa lí lớp 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2
Đây là cuốn sách giải bài tập lịch sử và địa lí lớp 8 trong chủ đề Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Sách cung cấp cách giải chi tiết cho các câu hỏi và bài tập liên quan đến chủ đề này, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tài liệu và củng cố kiến thức.
Sách không chỉ đơn thuần hướng dẫn giải bài tập mà còn cung cấp cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Điều này giúp học sinh tiếp cận với nội dung một cách khoa học và logic, từ đó nắm vững bài học và áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.
Đặc biệt, sách cũng giúp học sinh phát triển khả năng phân tích và suy luận, từ đó rèn luyện tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này giúp học sinh trở thành người tự tin và thành công trong học tập và cuộc sống.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng.
a) Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A Tỉnh Quảng Trị.
B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Tỉnh Bình Thuận.
b) Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Thành phố Hải Phòng.
B. Tỉnh Quảng Ninh.
C. Tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Kiên Giang.
c. Thành phố đảo duy nhất ở nước ta là
A Vân Đồn.
B. Lý Sơn.
C. Côn Đảo.
D. Phú Quốc.
Câu 2. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẢO Ở VIỆT NAM NĂM 2022
Đơn vị | Diện tích đất nổi (km2) | Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Huyện Vân Đôn | ||
Huyện Cô Tô | ||
Huyện Cát Hải | ||
Huyện Bạch Long Vĩ | ||
Huyền Cồn Cỏ | ||
Huyện Hoàng Sa | ||
Huyện Lý Sơn | ||
Huyền Trường Sa | ||
Huyện Phú Quý | ||
Huyện Côn Đảo | ||
Huyện Kiên Hải | ||
Thành phố Phú Quốc |
Câu 3. Kể tên một số loài hải sản ở vùng biển nước ta có giá trị xuất khẩu cao
Câu 4. Nếu một số biện pháp cụ thể để từng bước cải thiện chất lượng môi trường biển đảo ở nước ta.
Câu 5. Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa cho phù hợp về những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Câu 6. lựa chọn đáp án đúng.
a) Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
b) Bằng chứng nào sau đây chứng minh cư dân của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam tiếp tục sinh sống và khai thác biển?
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
c) Thương cảng nào của Vương quốc Phù Nam nổi tiếng trong giao thương với Chăm-pa và các nước khác trong khu vực?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Hội An (Đà Nẵng).
C. Óc Eo (An Giang).
D. Hội Triều (Thanh Hoá).
d) Ở thế kỉ X − XV, Vương triều Vi-giay-a của vương quốc nào tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng lớn?
A. Văn Lang.
B. u Lạc.
C. Phù Nam.
D. Chăm-pa.
e) Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở
thời Lý – Trần?
A. Vân Đồn (Quảng Ninh).
B. Óc Eo (An Giang).
C. Phú Quốc (Kiên Giang).
D. Tân Châu (Bình Định).
Câu 7. Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.
khai thác|châu Âu|Côn Lôn|hướng ra biển|Phú Quốc|khai thác sản vật|đo đạc thủy trình| phòng thủ| cắm cờ
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1)........., mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2).........
Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3).......... (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4).......... (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5)............ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6)............, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7)............, vẽ bản đồ và (8)………… để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Câu 8. Hãy ghép các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp với các chính sách và việc làm của các Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền biển đảo.
Câu 9. Đọc các đoạn thông tin sau và quan sát hình 2.4 trong sách giáo khoa (SGK) (trang 170), hãy nêu nhận xét về quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa nói riêng.
“Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các vua Nguyễn đã củng cố nền thống nhất quốc gia nước Đại Nam, thực hiện nền hành chính mới quy củ trên toàn bộ đất nước từ Bắc vào Nam, kể cả các vùng hải phận, đảo gần, đảo xa”.
“Thời vua Minh Mạng, triều đình cho đắp trường thành ở Quảng Bình, xây Hải Vân quan ở đèo Hải Vân, pháo đài ở những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung,
“Vua Gia Long sai Phạm Văn Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thủy trình năm 1815” (Mộc bản Triều Nguyễn)
Năm 1816, vua Gia Long đã ra lệnh cho đội Hoàng Sa và thuỷ quân của triều đình ra thăm dò, đo đạc thủy trình và cắm cờ trên đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam.
(Quốc sử quán Triều Nguyễn)
Câu 10. Em hãy sưu tầm và chọn tư liệu để viết bản tin (khoảng 7 - 10 câu) tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Câu 11. Hãy vẽ hoặc chọn một bức tranh phù hợp để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung và chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa nói riêng. Vì sao em vẽ hoặc chọn bức tranh đó?