Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 8 kết nối tri thức bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Giải bài tập sách lịch sử lớp 8 bài 4 Đông Nam Á
Bạn đang tìm cách giải chi tiết sách bài tập lịch sử lớp 8 bài 4 về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX? Hãy để Sytu hướng dẫn bạn giải tất cả câu hỏi và bài tập một cách dễ hiểu, nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn phân tích chi tiết và cụ thể nhất để giúp bạn củng cố kiến thức và hiểu rõ bài học hơn. Mong rằng, thông qua việc này, bạn sẽ học tốt hơn và tự tin hơn khi đối diện với bài kiểm tra. Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!
Bài tập và hướng dẫn giải
A. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Bài tập 2. Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
1. In-đô-nê-xi-a | a. Bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ. |
b. Bị thực dân Hà Lan xâm chiếm. | |
2. Phi-líp-pin | c. Bị thực dân Anh xâm chiếm. |
d. Khởi nghĩa Su-ra-pa-tít. | |
3. Miến Điện | e. Cuộc kháng chiến dưới sự chỉ huy của tướng Ban-đu-la. |
g. Khởi nghĩa của thổ dân đảo Mactan dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh La-pu-la-pu. |
B. TỰ LUẬN
Bài tập 1. Lập trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dài phương Tây xâm lược các nước trong khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX.
Bài tập 2. Khai thác các tư liệu dưới đây giúp em biết những điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?
Tư liệu 1. Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Brunei, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.
(Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234)
Tư liệu 2. Ở In-đô-nê-xi-a, Hà Lan giữ quyền ưu đãi và thực hiện chế độ bảo vệ quan thuế cho các thương thuyền Hà Lan. Nhờ đó, hàng dệt nhập khẩu của Hà Lan năm 1819 chiếm 1/3 nhưng đến năm 1830 đã chiếm 2/3 tổng số hàng nhập khẩu.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, 2006, tr. 393)
Tư liệu 3. Theo quy định, đàn ông Phi-líp-pin từ 16 đến 60 tuổi phải đóng 10 rê-an cho chính quyền, 1 rê-an cho nhà thờ và 1 rê-an cho ngân khố huyện. Thuế này có thể trả bằng tiền hay bằng sản phẩm. Bọn thống trị thực dân lại thích thu bằng hiện vật vì chúng có thể tha hồ trả giá rẻ và đong đếm gian lận.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 414)
Tư liệu 4. Thực dân Hà Lan ra sức xây dựng các công trình phòng thủ, ra lệnh cho lãnh chúa bắt nông dân xây dựng con đường từ Tây Gia-va đến Đông Gia-va, dài 1.000 km. Trại lính mọc lên khắp nơi, công binh xưởng, quân y viện và các pháo đài kiên cố được xây dựng ở những thành phố quan trọng như: Ba-ta-vi-a, Su-ra-bai-a, Sê-ma-rang,... Xương máu hàng vạn nông dân đã đổ vào các công trình trên.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 391)
Bài tập 3.
3.1. Lập bảng hệ thống kiến thức (theo gợi ý dưới đây) về tình hình nổi bật ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Lĩnh vực | Tình hình nổi bật |
Về chính trị | |
Về kinh tế | |
Về văn hoá | |
Về xã hội |
3.2. Từ kết quả của phần 3.1, em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Bài tập 4. Quan sát các hình dưới đây, em có suy nghĩ gì?
Bài tập 5. Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Dựa vào một số tư liệu sưu tầm được từ sách, báo và internet, hãy chứng minh cho ý kiến của em.