Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 8 kết nối tri thức bài 5 Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Giải chi tiết sách bài tập lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức bài 5 Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn
Trên trang này, chúng ta sẽ cùng nhau giải chi tiết các câu hỏi và bài tập trong sách bài tập lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức bài 5 về Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn. Hướng dẫn giải sẽ được trình bày một cách dễ hiểu và cụ thể, giúp bạn củng cố kiến thức và nắm bắt bài học một cách chắc chắn hơn.
Chúng ta hy vọng rằng thông qua việc giải các bài tập này, bạn sẽ có thêm kiến thức vững chắc về Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn, và các sự kiện liên quan trong lịch sử nước ta. Hãy theo dõi và thực hành để nắm bắt bài học một cách tốt nhất!
Bài tập và hướng dẫn giải
TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Bài tập 2. Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nguyên nhân, hệ quả của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
1. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều | a. Diễn ra trong khoảng thời gian 1627 - 1672. |
b. Trải qua bảy lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng bình đao, khói lửa. | |
c. Diễn ra trong khoảng thời gian 1533 - 1592. | |
d. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. | |
2. Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn | e. Cả vùng Thanh - Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường. |
g. Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa con của vua Lê lên ngôi (gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc). | |
h. Sau khi Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiềm (con rể của Nguyễn Kim) dần nắm toàn bộ binh quyền. Từ đó mâu thuẫn giữa họ Trịnh và họ Nguyễn ngày càng gay gắt. | |
i. Triều Mạc thất bại, chạy lên Cao Bằng, xung đột chấm dứt. |
Bài tập 3. Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành các đoạn dữ liệu dưới đây.
1. Cuộc xung đột ... (1)... diễn ra trong gần ...(2)... năm (1533 – 1592). Cuối cùng, ...(3)... chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên ...(4)... xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước ...(5)..., trao đổi buôn bán giữa các vùng ...(6)..., đời sống nhân dân ...(7)...
2. Cuộc xung đột ... (8)... diễn ra trong gần nửa thế kỷ (...(9)... Toàn bộ vùng (10)... ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông. Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành ...(11)... Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến ...(12)... của quốc gia – dân tộc.
B. TỰ LUẬN
Bài tập 1. Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết tình trạng xung đột giữa các thế lực phong kiến Trịnh, Nguyễn đưa đến những tác động gì? Nêu dẫn chứng qua tư liệu.
Tư liệu. Bất mãn với những chính sách cai trị của chính quyền và chạy khỏi cuộc nội chiến tàn khốc Nam – Bắc triều, từ thế kỉ XVI, những đợt di dân từ Bắc vào vùng Thuận – Quảng đã diễn ra nhanh và mạnh hơn trước. Hai thế kỷ kế tiếp, những làn sóng di cư ồ ạt từ Đàng Ngoài và Bắc Đàng Trong, hoặc tự phát, hoặc dưới sự tổ chức của chính quyền chúa Nguyễn, đã đưa người Việt tới khai phá vùng đồng bằng Nam Trung Bộ và Nam Bộ”
(Theo Phạm Đức Anh, Mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỉ X – XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 133)
Bài tập 2. Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
Nội dung | Xung đột Nam - Bắc triều | Xung đột Trịnh - Nguyễn |
Người đứng đầu | ||
Nguyên nhân | ||
Thời gian | ||
Hệ quả |
Bài tập 3. Em có đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI – XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỷ của xung đột và chia cắt đất nước? Vì sao?
Bài tập 4. Vì sao có sự khác nhau về cục diện chính quyền ở Đại Việt thế kỉ XVII: ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh", còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản?
Bài tập 5.
“Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”
Hai câu thơ trên cho em biết Luỹ Thầy có vai trò như thế nào trong thế kỉ XVII? Hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về công trình này.