Giải bài tập sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 8 kết nối tri thức bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xậm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Giải chi tiết sách bài tập lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Trang sách bài tập lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức bài 17 đề cập đến Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884. Trong sách này, Sytu cung cấp hướng dẫn giải chi tiết cho tất cả câu hỏi và bài tập, giúp học sinh hiểu rõ kiến thức và nắm vững bài học.

Việc giải các câu hỏi và bài tập theo cách dễ hiểu và nhanh chóng sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua việc hướng dẫn này, học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học và phát triển khả năng tự học của mình.

Bài tập và hướng dẫn giải

A. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Trả lời: Để làm câu hỏi trên, ta cần đọc và hiểu rõ câu hỏi cũng như các phương án trả lời. Sau đó, chọn ra... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 2. Hãy ghép tên nhân vật ở ô bên trái với thông tin ở ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

1. Nguyễn Tri Phương

a. Ông đã chỉ huy nghĩa quân tập kích đốt cháy tàu Ét-pê-răng của quân Pháp, nổi tiếng với câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

2. Trương Định

b. Ông đã từ chối chức Lãnh binh An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp, lập căn cứ Gò Công (Tân Phước). Khi bị thương trong chiến đấu, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

3. Nguyễn Trung Trực

c. Ông là một nhà thơ yêu nước, đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

4. Nguyễn Đình Chiểu

d. Ông là thủ lĩnh phong trào kháng Pháp ở miền Đông Nam Kì. Khi bị giặc Pháp bắt lần thứ hai và đưa ra hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ, khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất của mình.

5. Nguyễn Hữu Huân

e. Ông là quan đại thần của Triều Nguyễn, trực tiếp chỉ huy quân triều đình chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội. Trong trận chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, ông bị thương và bị giặc bắt. Ông đã từ chối chữa trị và tuyệt thực đến chết để bảo toàn khí tiết.

6. Hoàng Diệu

g. Ông là Tổng đốc Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông đã chỉ huy quân đội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Ông đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ thông tin về mỗi nhân vật.- Xác định thông tin về mỗi nhân vật và liên kết với tên... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 3. Hãy ghép tên nhân vật ở bên trái với thông tin ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

1. Nguyễn Trường Tộ

a. Đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

2. Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền

b. Đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.

3. Viện Thương bạc

c. Gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

4. Nguyễn Lộ Trạch

d. Gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ thông tin về từng nhân vật và thông tin đi kèm.- Xác định các thông tin nào phù... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4. Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo mẫu dưới đây) thể hiện quá trình Triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước từng bước đầu hàng thực dân Pháp.

Hiệp ước Nhâm Tuất

… (2) …

… (4) …

… (6) …

1862

… (1) …

… (3) …

… (5) …

 

Trả lời: Cách làm:- Xác định thứ tự các hiệp ước từ cũ đến mới (1862, 1874, 1883, 1884)- Xác định năm của... Xem hướng dẫn giải chi tiết

B. TỰ LUẬN

Bài tập 1. Lập bảng theo gợi ý dưới đây về các sự kiện chính trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.

1.1. Ở Đà Nẵng và Nam Kỳ từ năm 1858 đến năm 1874.

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Ngày 1-9-1858

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng

1.2. Ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1874

 

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Cuối năm 1873

Cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở Hà Nội.

1.3. Ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1884

Thời gian

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của Triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Đầu tháng 4 - 1882

Quân ta ở Hà Nội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết.

Trả lời: Cách làm:1. Tìm hiểu về các sự kiện chính trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 2. Đọc và khai thác các tư liệu sau:

Tư liệu 1. Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 van lang bạc... Pháp sẽ “trở lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp..

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)

Tư liệu 2. Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hỗn Hà Nội khi có thời cơ tới.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I Sđd, tr. 44)

2.1. Hãy tìm các từ khóa trong hai tư liệu thể hiện hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất đối với nền độc lập dân tộc. 

2.2. Theo em, Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất gây hậu quả thế nào đối với nền độc lập của đất nước?

Trả lời: Cách làm:1. Đọc và xác định các từ khóa trong hai tư liệu để tìm hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 3. Dựa vào kết quả của các bài tập trên, em hãy:

3.1. Nêu nhận xét về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 

3.2. Nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta.

3.3. Đánh giá thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp thông qua việc ký kết các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

Trả lời: Cách làm:- Đọc lại các bài tập trước để hiểu rõ vấn đề.- Tìm hiểu thêm thông tin từ sách giáo khoa... Xem hướng dẫn giải chi tiết

 Bài tập 4. Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời: Cách làm:1. Xác định ý kiến được đưa ra trong câu hỏi.2. Phân tích và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04593 sec| 2209.148 kb