Giải bài tập sách bài tập (SBT) địa lí lớp 10 Cánh diều bài 7 Khí quyển. Nhiệt độ không khí
Giải bài tập sách bài tập (SBT) địa lí lớp 10 Cánh diều bài 7 Khí quyển. Nhiệt độ không khí:
Hướng dẫn giải bài 7 Khí quyển. Nhiệt độ không khí trang 14 sách bài tập (SBT) địa lí lớp 10 là một phần trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Bài tập này giúp học sinh hiểu rõ hơn về khí quyển và cách tính nhiệt độ không khí. Hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết trong sách sẽ giúp học sinh nắm bài tốt hơn và áp dụng kiến thức vào thực tế một cách chính xác.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Khí quyển là
A. lớp không khí sát mặt đất, luôn chịu tác động của con người.
B. lớp không khí trên cao, có vai trò ngăn chặn tia cực tím, bảo vệ sự sống của con người.
C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
D. lớp không khí thuộc tầng đối lưu, nơi xảy ra các hiện tượng như: mây, mưa, sấm, chớp,...
Câu 2. Nhiệt độ không khí
A. thay đổi theo vĩ độ.
B. giống nhau ở hai bán cầu.
C. tăng dần từ xích đạo về cực.
D. giảm đều từ xích đạo về phía cực.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ là do
A. ảnh hưởng của núi.
B. bề mặt đệm khác nhau.
C. ảnh hưởng của biển.
D. nhiệt lượng của bức xạ mặt trời.
Câu 4. Càng vào sâu trong lục địa thì biên độ nhiệt độ trung bình năm
A. càng giảm.
B. càng tăng.
C. thay đổi theo cấp số nhân.
D. gần như không thay đổi.
Câu 5. Trên cùng một vĩ tuyến ở các địa điểm khác nhau sẽ có nhiệt độ
A. khác nhau.
B. gần như nhau.
C. giống nhau.
D. giảm dần từ biển vào trong đất liền.
Câu 6. Quan sát hình sau:
Cho biết nhiệt độ ở chân núi là 340C, hãy tính nhiệt độ tại các địa điểm A, B, C và giải thích.
Câu 7. Quan sát bảng sau:
Bảng 7. Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta
Địa điểm | Hà Nội | Thành phố Hồ chí Minh | Quy Nhơn | Đà Lạt |
Nhiệt độ trung bình năm ($^{\circ}$C) | 23.5 | 27.1 | 23.0 | 17.9 |
a) Tại sao trên cùng một đất nước nhưng nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại có sự chênh lệch như vậy?
b) Tại sao Quy Nhơn ở gần biển nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Đà Lạt không giáp biển?