B. Hoạt động thực hành1.Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn...

Câu hỏi:

B. Hoạt động thực hành

1. Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn hòa.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo trong đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sặp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Gợi ý:

  • Từ ngữ nào có tác dụng kết nối các câu với nhau?
  • Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau?
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Phương
Cách làm:

1. Đọc kỹ đoạn văn để hiểu nội dung.
2. Xác định từ ngữ được in đậm trong đoạn văn.
3. Xác định tác dụng của từ ngữ đó trong việc kết nối các câu với nhau và kết nối các đoạn văn với nhau.

Câu trả lời:
Những từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau là: Nhưng (thứ nhất), rồi, rồi thì.
Những từ ngữ có tác dụng kết nối các đoạn văn với nhau là: Vì thế, nhưng (thứ hai).
Bình luận (4)

Phước Vũ

Từ ngữ 'Vì thế' giúp nối các đoạn văn với nhau bằng cách giải thích lý do hoặc hậu quả của hành động trước đó. Từ này giúp nhấn mạnh việc cây gạo trải qua một chuỗi biến đổi theo thời gian.

Trả lời.

Nguyễn phương linh

Từ ngữ 'Nhưng' giúp nối các câu với nhau bằng cách tạo sự tương phản giữa hai tình huống khác nhau khi đi một mình và khi có bạn. Từ này giúp đưa ra một quá trình logic trong câu chuyện.

Trả lời.

Huong Nguyen

Từ ngữ có tác dụng nối các đoạn văn với nhau là 'Vì thế'

Trả lời.

Đỗ Ngọc Yến

Từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau là 'Nhưng'

Trả lời.
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
1.08772 sec| 2192.477 kb