B. Hoạt động thực hành1. Tập viết đoạn đối thoại1. Đọc lại một trong hai phần sau đây của bài Một...
Câu hỏi:
B. Hoạt động thực hành
1. Tập viết đoạn đối thoại
1. Đọc lại một trong hai phần sau đây của bài Một vụ đắm tàu:
- Phần thứ nhất: đoạn 1 và đoạn 2 (từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn)
- Phần thứ hai: đoạn 3 và đoạn 4 (từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết)
2. Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau (trang 120, 121 sách giáo khoa (SGK))
Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Linh
Cách làm:1. Đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của bài "Một vụ đắm tàu" trong SGK.2. Viết tiếp đoạn đối thoại giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta theo gợi ý để chuyển thành màn kịch.Câu trả lời:Màn 1:Ma-ri-ô: Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?Giu-li-ét-ta: Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì? Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?Giu-li-ét-ta: Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.Ma-ri-ô: Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?Ma-ri-ô (kín đáo): Mình cũng đi một mình. Mình đi về quê.Giu-li-ét-ta: - Thế à? (Nhìn ra phía xa) Vùng biển ở đây đẹp quá. Cậu có thích biển không?Ma-ri-ô: - Mình rất thích ngắm biển, vào ban đêm trông biển như bức màn đêm bí ẩn vậy. Mà thôi, bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó. (Cả hai cùng đi xuống)Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.Màn 2:Ma-ri-ô: Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé!Giu-li-ét-ta: Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm!Ma-ri-ô: Đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng!Người dưới xuồng: Dưới này chỉ còn một chỗ. Xuống mau lên!Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới.Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Chỉ đủ chỗ cho đứa nhỏ xuống thôi. Nhanh lên!Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng.Ma-ri-ô: Giu-li-ét-ta, cậu xuống mau đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ!Người dưới xuồng (kêu to): Nào đưa tay đây cô bé! Nào, được rồi.Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở gia tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.
Câu hỏi liên quan:
- A. Hoạt động cơ bản1. Cùng nói về những bạn nữ trong lớp hoặc trong trường có thành tích học tập và...
- 2-3-4. Đọc, luyện đọc và giải nghĩa5. Thảo luận, trả lời câu hỏi(1) Những chi tiết nào trong bài...
- (3)Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay dổi quan niệm về “con gái’’...
- 4.Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện Lớp trưởng của tôi
- 5.Kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Vân, Lâm hoặc Quốc trong câu chuyện
- 6. Thảo luận ý nghĩa của câu chuyện
Cuối cùng, học sinh nên đọc lại bài viết để sửa chữa lỗi sai, kiểm tra tính logic của lời thoại và tự tin trình bày khi thực hiện trước lớp.
Khi viết tiếp lời đối thoại, học sinh cần tuân theo quy tắc về trật tự lời thoại, dấu câu và cách trình bày trên giấy.
Học sinh cần sử dụng ngôn từ phong phú, lời thoại truyền cảm và thể hiện được tính cách của từng nhân vật trong màn kịch.
Để viết tiếp lời đối thoại, học sinh cần hiểu rõ tình huống, cảm xúc và hành động của nhân vật trong phần đọc.
Sau đó, học sinh cần viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển phần đã đọc thành màn kịch theo gợi ý trên sách giáo khoa.