Giải bài tập sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 7 cánh diều bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Giải bài tập sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 7 cánh diều bài 4

Bài thơ "Tiếng gà trưa" trong sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 7 cánh diều bài 4 nói về vẻ đẹp của cảnh quê và cuộc sống nông thôn. Trong bài thơ, tác giả đã tả lại hình ảnh một ngày trôi qua yên bình, khi tiếng gà rậm rạp, tiếng ruộng lúa sẻ chín và tiếng gió bên trời đưa con sông về.

Những dòng thơ đan xen những bức tranh quê hương, với tận cùng sự yên bình và tĩnh lặng. Sự sáng tạo hình ảnh của tác giả không chỉ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, mà còn thể hiện sự hoà mình với thiên nhiên, cảm nhận tình cảm sâu sắc đối với quê hương thân thương.

Bài thơ mang lại cảm xúc thanh bình và sự quý trọng cuộc sống giản dị, gần gũi với tự nhiên. Đây là một tác phẩm thơ mang đậm nét văn học dân gian, thể hiện tinh thần truyền thống, giúp độc giả hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của quê hương Việt Nam.

Bài tập và hướng dẫn giải

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

(ĐINH TRỌNG LẠC)

1. Đánh dấu v vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa một văn bản nghị luận?”:

a) Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

b) Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

c) Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

d) Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

e) Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

g) Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

2. (Câu hỏi 2, sách giáo khoa (SGK)) Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

3. (Câu hỏi 3, sách giáo khoa (SGK)) Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Yuri o

4. (Câu hỏi 4, sách giáo khoa (SGK)) Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

5. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục... cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò… ó o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b) Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?

c) Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.

Trả lời: Câu trả lời chi tiết:1. a, b, d2. Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự từ đầu... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.03689 sec| 2128.438 kb