Giải bài tập sách bài tập (SBT) hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức chủ đề 2: Khám phá bản thân
Hướng dẫn giải Chủ đề 2: Khám phá bản thân
Trong trang 9 của sách bài tập (SBT) hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10, chúng ta sẽ khám phá về bản thân mình. Bài tập này là một phần của bộ sách "Kết nối tri thức" theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Bằng cách hướng dẫn chi tiết và giải thích cụ thể, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về bài học này.
Bằng cách tham gia vào vở bài tập này, học sinh sẽ có cơ hội phát huy khả năng tự thấu hiểu, tự nhìn nhận về bản thân mình. Qua đó, họ sẽ hiểu rõ hơn về năng lực, sở thích, và mục tiêu cá nhân của mình. Điều này giúp học sinh phát triển bản thân mình một cách toàn diện.
Bài tập và hướng dẫn giải
1.
a. Hãy xác định những đặc điểm tính cách của bản thân trong: học tập; các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; giao tiếp, ứng xử; sinh hoạt hằng ngày;... và ghi vào cột (2) trong bảng dưới đây.
b. Tự đánh giá mỗi tính cách đó là điểm mạnh hay điểm hạn chế của em. Sau đó, đánh dấu + vào cột (3) hoặc cột (4) trong bảng cho phù hợp.
STT (1) | Tính cách (2) | Điểm mạnh (3) | Điểm hạn chế (4) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
5 |
|
|
|
2. Hãy chọn ra 2 - 3 tính cách là điểm mạnh, 3 tính cách là điểm yếu của bản thân và lập kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để tự hoàn thiện bản thân theo bảng sau:
KẾ HOẠCH TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
STT | Điểm mạnh | Biện pháp phát huy | Thời gian thực hiện |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
STT | Điểm yếu | Biện pháp khắc phục | Thời gian thực hiện |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
3. Đánh dấu x vào phương án mà em cho là đúng.
Suy nghĩ tích cực là:
| a. Suy nghĩ với thái độ lạc quan, chấp nhận và khoan dung. |
| b. Suy nghĩ hẹp hòi, dằn vặt bản thân hoặc chỉ trích người khác, phân biệt đối xử. |
| c. Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình. |
| d. Suy nghĩ để bào chữa cho việc làm sai trái của bản thân. |
4. Hãy phán đoán những suy nghĩ có thể có của nhân vật chính trong mỗi tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Minh và Lâm là đôi bạn thân học cùng lớp. Hàng ngày, Minh thường qua nhà rủ Lâm cùng đi học. Hôm nay, Lâm chờ mãi mà không thấy bạn đến nên đành đến trường một mình, vừa đi Lâm vừa lo Minh bị ốm hoặc gia đình có chuyện không hay xảy ra. Khi đến lớp, Lâm thấy Minh đã ở đó và đang nói chuyện với các bạn trong lớp.
Hãy ghi những suy nghĩ Lâm có thể có về Minh trong tình huống trên. Trong đó, suy nghĩ nào là tích cực? Suy nghĩ nào là tiêu cực?
Tình huống 2. Khanh rất tâm đắc với bài kiểm tra môn Tiếng Anh vừa rồi và chia sẻ với Tâm là mình tin chắc sẽ được ít nhất 8 điểm. Tuy nhiên, khi thầy giáo trả bài, Khanh chỉ được 6 điểm. Khanh rất thất vọng về bản thân và lo lắng Tâm có thể suy nghĩ không hay về mình.
Hãy ghi những suy nghĩ Tâm có thể có trong tình huống trên. Trong đó, suy nghĩ nào là tích cực? Suy nghĩ nào là tiêu cực?
Tình huống 3. Mẹ Linh là công nhân xưởng may, bố Linh bị tai nạn lao động nên đã nghỉ việc. Cuộc sống gia đình Linh khá khó khăn. Chiếc áo khoác Linh mặc hai năm nay giờ đã ngắn và cũ. Mẹ hứa với Linh sẽ mua áo khoác mới cho bạn. Sắp Tết mà Linh vẫn không thấy mẹ nhắc gì đến chuyện mua áo cho mình.
Hãy ghi những suy nghĩ Linh có thể có trong tình huống trên. Trong đó, suy nghĩ nào là tích cực? Suy nghĩ nào là tiêu cực?
Tình huống 4. Lớp 10B chuẩn bị tổ chức một sự kiện quan trọng. Thuý cũng như các thành viên trong lớp rất hào hứng và mong muốn được tham gia chuẩn bị sự kiện. Thuý rất thích làm MC nên đã xung phong dẫn chương trình cho sự kiện. Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm lại phân công Trang làm MC, còn Thuý vào nhóm diễn tiểu phẩm.
Hãy ghi những suy nghĩ Thuý có thể có trong tình huống trên? Trong đó, suy nghĩ nào là tích cực? Suy nghĩ nào là tiêu cực?
5. Hãy ghi lại một vài tình huống, sự kiện mà em đã từng có suy nghĩ tiêu cực và cách điều chỉnh lại những suy nghĩ đó theo hướng tích cực theo bảng dưới đây:
STT | Tình huống/Sự kiện | Suy nghĩ tiêu cực đã có | Suy nghĩ điều chỉnh theo hướng tích cực |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
6. Đánh dấu x vào phương án mà em cho là đúng.
Quan điểm sống là:
| a. Lối sống, phong cách sống. |
| b. Cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về mục đích sống, lẽ sống, lối sống. |
| c. Danh ngôn, châm ngôn về cuộc sống. |
| d. Những điều mình tâm đắc, tin tưởng. |
7. Những ý kiến nào dưới đây là quan điểm sống, ý kiến nào không phải là quan điểm sống? (Đánh dấu x vào ô phù hợp và giải thích lí do đối với những ý kiến em cho là không phải quan điểm sống)
STT | Ý kiến | Quan điểm sống | Không phải quan điểm sống | Giải thích |
1 | Mỗi người chỉ sống có một lần nên hãy sống sao cho xứng đáng. |
|
|
|
2 | Ý nghĩa cuộc sống không phải là khi đạt được sự hoàn thiện mà chính trên hành trình đi tìm sự hoàn thiện. (Nick Vujicic) |
|
|
|
3 | Im lặng là đồng ý. |
|
|
|
4 | Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó. (Khuyết danh) |
|
|
|
5 | Thùng rỗng kêu to. (Tục ngữ Việt Nam) |
|
|
|
6 | Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. (Tục ngữ Việt Nam) |
|
|
|
7 | Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. (Tục ngữ Việt Nam) |
|
|
|
8 | Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường. (Khuyết danh) |
|
|
|
9 | Cho nhiều hơn nhận thì sẽ nhận nhiều hơn cho. (Khuyết danh) |
|
|
|
10 | Mẹ hát con khen hay. (Tục ngữ Việt Nam) |
|
|
|
11 | Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn. (Khuyết danh) |
|
|
|
8. Em hãy tranh biện với các bạn trong nhóm hoặc trong lớp về một số quan điểm sống dưới đây:
STT | Quan điểm sống | Ủng hộ (Lí do và chứng minh) | Phản đối (Lí do và chứng minh) |
1 | Tiền là tiên, là phật, có tiển là có tất cả. |
|
|
2 | Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất. |
|
|
3 | Có chí thì nên. (Tục ngữ Việt Nam) |
|
|
4 | Khi còn trẻ cần phải sống hưởng thụ để sau này khỏi hối tiếc. |
|
|