[Cánh Diều] Giải bài tập 5: Sự đa dạng của chất
Hướng dẫn học bài 5: Sự đa dạng của chất
Trong chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6, bài học về sự đa dạng của chất rất quan trọng và hấp dẫn. Chúng ta có thể dễ dàng di chuyển trong không khí và trong nước, nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Vậy tại sao lại như vậy?
Bài học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính chất đặc biệt của các chất và vật liệu xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại chất khác nhau, các đặc điểm của chúng, và cách tương tác với nhau.
Hy vọng rằng qua việc học bài này, các em sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu hơn về thế giới xung quanh chúng ta, từ đó khám phá ra những điều mới mẻ và thú vị hơn.
Bài tập và hướng dẫn giải
I. CHẤT Ở XUNG QUANH TA
1/ Sắp xếp những vật thể trong hình 5.1 theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống.
2/ Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?
1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa)
2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm
3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước
4. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy
3/
1. Hãy kể tên một số chất có trong:
- Nước biển
- Bắp ngô
- Bình chứa khí oxygen
2. Hãy kể tên các vật thể chưa một trong những chất sau:
- Sắt
- Tinh bột
- Đường
II. BA THỂ CỦA CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG
1/ Kể tên một số chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết.
2/ Em hãy kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường.
3/ Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau
4/
1. Vì sao phải giữ chất khí trong bình khí?
2. Tìm hiểu những chất quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Chất | Thể (Ở nhiệt độ phòng) | Đặc điểm nhận biết (về thể) | Ví dụ vật thể chứa chất đó |
Sắt | Rắn | Có hình dạng và thể tích xác định | Chiếc đinh sắt |
? | ? | ? | ? |