Giải bài tập sách bài tập (SBT) tin học lớp 10 kết nối tri thức bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Giải bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Trong sách bài tập (SBT) tin học lớp 10 kết nối tri thức, bài 4 xoay quanh vấn đề về hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên. Sách cung cấp phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức. Mong rằng, qua bài học này, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về cách biểu diễn số trong hệ nhị phân và cách xử lý dữ liệu số nguyên.
Bài tập và hướng dẫn giải
4.1. Trong các lí do máy tính dùng hệ nhị phân, lí do nào kém xác đáng nhất?
A. Hệ nhị phân phù hợp với việc lưu trữ dữ liệu trong máy tính bằng dãy bit.
B. Việc thực hiện các phép tính số học trong hệ nhị phân khá đơn giản, dễ thực hiện hơn trên máy tính.
C. Hệ nhị phân là hệ đếm có cơ số nhỏ nhất.
D. Các trạng thái nhị phân cũng phù hợp với việc thể hiện đầu vào/đầu ra theo kiểu đóng mở của các mạch điện từ, được dùng làm cơ sở thiết kế các mạch điện xử li các dữ liệu nhị phân.
4.2. Em hãy đổi biểu diễn các số sau từ hệ thập phân sang hệ nhị phân:
a) 14. b) 125.
c) 217. d) 321.
4.3. Đổi biểu diễn các số sau từ hệ nhị phân sang hệ thập phân:
a) 10011. b) 110111.
c) 1101101. d) 10100010.
4.4. Thực hiện các phép tính cộng sau đây trong hệ nhị phân:
a) 11001 + 10110. b) 101110 + 110001.
c) 1011001 + 1101. d) 1100111 + 10110.
4.5. Thực hiện các phép cộng theo quy trình sau:
- Đổi dữ liệu từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.
- Cộng trong hệ nhị phân.
- Đi kết quả từ hệ nhị phân về hệ thập phân.
a) 17 + 25. b) 29 + 37.
c) 101 + 26. d) 178 + 46.
4.6. Thực hiện các phép tính nhân sau đây trong hệ nhị phân:
a) 110 x 101. b) 1011 x 1101.
c) 10101 x 1001. d) 11001 x 10110.
4.7. Thực hiện các phép nhân theo quy trình sau:
- Đổi dữ liệu từ hệ thập phân sang hệ nhị phân.
- Nhân trong hệ nhị phân.
- Đổi kết quả từ hệ nhị phân về hệ thập phân.
a) 7 x 5. b) 29 x 3.
c) 21 x 6. d) 75 x 3.
4.8. (*) Máy tính không làm việc trực tiếp với hệ thập phân mà làm việc trong hệ nhị phân. Biểu diễn trong hệ nhị phân thường dài gấp 3 lần trong hệ thập phân, lại rất dễ nhầm lẫn. Người làm tin học thường làm việc với hệ đếm cơ số 16, còn gọi là hệ hexa. Em hãy tìm hiểu hệ hexa theo các gợi ý sau:
- Ngoài các chữ só truyền thống như 0, 1, 2,.... 9 thì hệ hexa còn dùng những chữ số nào?
- Giá trị tương ứng của các chữ số trong hệ hexa tương ứng với các giá trị nào trong hệ thập phân và hệ nhị phân?
- Cách đổi biểu diễn giữa hệ nhị phân và hệ hexa.
4.9. (*) Trò chơi đoán ngày trong tháng.
An bảo Bình, cậu hãy nghĩ đến một ngày trong tháng, tớ hỏi đúng 5 câu, cậu chỉ được trả lời đúng hay sai là tớ biết ngày cậu nghĩ.
Bình nghĩ số 25.
- An hỏi: số đó bé hơn 16? Bình bảo Sai, An ghi vào sổ tay số 1.
- An hỏi: số đó bé hơn 24? Bình bảo Sai, An ghi vào sổ tay tiếp một số 1 nữa thành 11.
- An hỏi: số đó bé hơn 28? Bình bảo Đúng, An ghi vào sổ tay tiếp nhưng là số 0 thành 110. (Cứ nói sai là ghi 1, nói đúng là ghi 0).
- An hỏi: số đó bé hơn 26? Bình bảo Đúng, An ghi vào sổ tay tiếp số 0 thành 1100.
- An hỏi: số đó bé hơn 25? Bình bảo Sai, An ghi vào sổ tay tiếp số 1 thành 11001 và bảo số cậu nghĩ là 25, đây này 11001 chẳng phải là 25 trong hệ thập phân sao.
Bình không hiểu tại sao lại thế. Em có thể giải thích cho Bình được không?