Giải bài tập sách bài tập (SBT) tin học lớp 10 kết nối tri thức bài 28: Phạm vi của biến
Giải bài 28: Phạm vi của biến - sách bài tập (SBT) tin học lớp 10 kết nối tri thức
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phạm vi của biến trong lập trình. Phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập đã được cung cấp. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài học này, các em học sinh sẽ hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản về phạm vi của biến trong lập trình.
Bài tập và hướng dẫn giải
28.1. Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu không kết quả lệnh print() sẽ in ra số nào?
def f(x,y):
n = x + y
m = x - y
return 2*n*(m+1)
n = 5
m = 3
f(2,1)
print(n, m)
28.2. Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu không kết quả lệnh print() sẽ in ra số nào?
def f(a):
n = a + 1
n = (3*n+1)**2
return n
f(1)
print(n)
28.3. Trong Python biến được khai báo và sử dụng bên trong một hàm được gọi là gì?
A. Biến địa phương. B. Biến riêng.
C. Biến tổng thể. D. Biến thông thường.
28.4. Có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm không?
28.5. Khi khai báo hàm có tham số, các tham số này có thể coi là một biến địa phương của hàm hay không?
28.6. Đoạn chương trình sau có lỗi không?
m, n = 10, 4
def f(a):
n = n + m + a
return n
f(5)
28.7. Đoạn chương trình sau có lỗi không?
m, n = 10, 4
def f(a):
k = n + m + a
return k
f(5)
28.8. Đoạn chương trình sau sẽ in ra giá trị gì?
def f(s):
m = “train”
return m + s
m = "baby"
s = f(" go")
print(s)
28.9. Mệnh đề nào dưới đây phát biểu sai về phạm vi tác dụng của biến trong Python?
A. Biến được khai báo bên trong hàm chỉ có tác dụng trong hàm đó, không có tác dụng bên ngoài.
B. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến.
C. Biến khai báo bên ngoài nếu muốn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại trong hàm với từ khoá global.
D. Biến trong Python khi đã được khai báo sẽ có tác dụng trong tất cả các hàm và bên ngoài.
28.10. Chương trình sau có lỗi không? Nếu có, làm thế nào để sửa hết lỗi?
def f():
n = n + 1
return n
n = 15
a = f()
print(a)
28.11. Viết hàm với đầu vào là list A, số thực x. Hàm cần trả về một list B thu được từ list A bằng cách chỉ lấy các phần tử có giá trị ≥ x.
28.12. Viết chương trình thực hiện các công việc sau, yêu cầu thực hiện lần lượt các công việc, mỗi công việc cần được triển khai thông qua một chương trình con:
1. Nhập từ bàn phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Chuyển các số này vào một dãy (list A) các số và in dãy A ra màn hình.
2. Tách từ dãy A ra một dãy B bao gồm các phần tử có giá trị > 0 của dãy A. In dãy B ra màn hình.
3. Tách từ dãy A ra một dãy C bao gồm các phần tử có giá trị < 0 của dãy A. In dãy C ra màn hình.
Cuối cùng chương trình sẽ đưa ra kết quả tổng số các lệnh cơ bản (phép gán, phép so sánh) đã thực hiện trong toàn bộ chương trình.