Giải bài tập sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo bài 6 Nâng niu kỉ niệm (Bài tập mở rộng)
Hướng dẫn giải bài 6: Nâng niu kỉ niệm (Bài tập mở rộng) sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 10 tập 2
Đây là phần bài tập mở rộng thuộc sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 10 chân trời sáng tạo. Bài tập này giúp học sinh khám phá và nâng cao kỹ năng viết văn của mình theo hướng tạo ra những câu chuyện về kỉ niệm đáng nhớ.
Bước đầu tiên khi giải bài này là lựa chọn một kỉ niệm mà bạn muốn nâng niu và viết về nó. Bạn có thể chọn một kỉ niệm vui vẻ, buồn bã, hoặc sâu sắc trong cuộc sống của mình. Sau đó, hãy mô tả chi tiết về kỉ niệm đó, cảm xúc của bạn khi sống lại những khoảnh khắc ấy, và ý nghĩa mà kỉ niệm đó mang lại cho cuộc sống của bạn.
Thông qua việc viết về kỉ niệm, bạn sẽ cảm thấy gần gũi và thấu hiểu hơn về bản thân mình, cũng như rèn luyện kỹ năng diễn đạt và sáng tạo trong viết văn. Hãy dành thời gian suy nghĩ và viết ra những dòng văn chân thực và chân thành nhất về kỉ niệm mà bạn đã chọn.
Hy vọng qua bài tập này, bạn sẽ có cơ hội thể hiện bản thân và tạo ra những tác phẩm văn học đáng nhớ. Chúc các bạn thành công!
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu hỏi 1: Đọc văn bản Tình ca ban mai và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tình ca ban mai
Chế Lan Viên
Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che
Tình em như sao khuya
Rãi hạt vàng chi chít
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều đi hết
Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về
Dù nắng trưa không ở
Ta vẫn còn sao khuya
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít
Mai, hoa em lại về…
(In trong Thơ Việt Nam 1954 – 1964 (Mã Giang Lân sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), NXB Giáo dục, 1997)
a. Xác định các biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong ba khổ thơ đầu và nhận xét về sự độc đáo của chúng.
b. Quan hệ nhân quả giữa tình yêu và hạnh phúc được thể hiện như thế nào trong năm khổ thơ tiếp theo?
c. Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số ít “em”, “tình em” đến cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều “ta”, “tình ta” và các động từ chỉ hành động trong các khổ thơ?
d. Tìm những hình ảnh biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc được sử dụng trong bài thơ. Bạn có nhận xét gì về những biểu tượng đó?
đ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì? Cảm hứng đó gợi cho bạn suy nghĩ gì về tình yêu được thể hiện trong bài thơ?
e. Bài thơ có cấu tạo khá đặc biệt, mỗi khổ thơ gồm hai dòng thơ, riêng khổ cuối chỉ có một dòng. Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
f. Theo bạn, nhan đề bài thơ Tình ca ban mai có phù hợp với nội dung bài thơ không? Giải thích ý kiến của bạn?
g. Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về tình yêu?
Câu hỏi 2: Đọc văn bản Hà nội – phố và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hà nội – phố
Gửi những người Hà Nội đi xa
Phan Vũ
1.
Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em mùi hoàng lan.
Ta còn em mùi hoa sữa.
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
Cọt kẹt bước chân quen.
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ.
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ
[…]
Khuôn mặt ai
Dừng trong khung cửa...
Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
Không tên người,
Không tên phố.
Người gửi không tên.
Ta còn em chút vang động lặng im,
Âm âm tiếng gọi
Trong lòng phố...
2.
Em ơi! Hà Nội - phố
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn.
Ai đó chờ ai?
Tóc cắt ngang
Xoã xoã bờ vai
Khung trời gió.
Con đường như bỏ ngỏ...
Ta còn em khăn choàng màu tím đỏ
Thoáng qua...
Khuôn mặt chưa quen.
Bỗng xôn xao nỗi khổ.
Mỗi góc phố một trang tình sử
3.
Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em rì rào hạt nhỏ,
Cơn mưa chợt đến trong chùm lá
Vòm trên cao chuông hồi đổ,
Nhà thờ Cửa Bắc,
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga...
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Trên hè phố
Gã Trương Chi ôm ghi ta.
Ngước lên cửa sổ,
Có một ngày...
Trống không ô cửa.
Tiếng hát Trương Chi.
Ngợi một số nhà
Ta con em chuyến tàu khuya
Về muộn
Vào ga...
4.
Em ơi! Hà Nội - phố
Ta còn em quả bóng lăn,
Một mình,
Trên sân cỏ.
Cơn mưa đầy
Chiếc thuyền giấy
Lang thang không bến đỗ
Thằng bé qua tuổi thơ
Bâng khuâng
Vội vã
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai?
Qua đó
Nao nao nhớ tuổi học trò...
Ta còn em dàn thiên lý chết khô!
Những chùm hoa năm xưa
Thơm hò hẹn.
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Nụ hôn còn xanh mãi trên môi...
5.
Em ơi! Hà Nội - phố
Ta còn em chuỗi cười vừa dứt
Chút nắng vàng le lói vườn hoang,
Vàng vàng cỏ.
Cô gái khẽ buông rèm cửa,
Anh chàng lệch diễu qua
Lời tỏ tình đêm qua dang dở
Ta còn em ngày vui cũ
Tàn theo mùa hạ.
Tiếng ghi ta
Bập bùng tự sự,
Đêm kinh kỳ
Thủa ấy
Xanh lơ...
[…]
Hà Nội, tháng chạp 1972 (In trong tập Phan Vũ – Thơ, NXB Văn học 2008)
a. Theo bạn, “em” và “ta” trong văn abnr trên nên được hiểu là ai? Hãy lí giải việc sử dụng từ “em” cho thấy điều gì trong cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả?
b. Năm đoạn thơ trong văn bản trên, nếu không đánh số từ 1 đến 5, bạn có nhận ra ranh giới của chúng hay không? Vì sao?
c. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, mang sức sống, vẻ đẹp của tâm hồn. Cảnh vật, con nhười, sự việc, … khi được đưa vào thơ, luôn mang một vẻ đẹp khác, một sức sóng khác, gắn với tâm hồn nhà thơ. “Hà Nội – phố” cũng vậy khi vào thơ Phan Vũ?
d. Trong văn bản, hình ảnh Hà Nội xưa và nay (thời điểm tháng Chạp năm 1072, khi máy bay B52 của Mỹ bắn phá thủ đô) được miêu tả đan xen. Việc sắp xếp hình ảnh như vậy đã đem lại hiệu quả thẩm mĩ gì?
đ. Văn bản trên thuộc thể thơ tự do. Từ việc xác định các yếu tố nhịp và vần (nếu có) trong các đoạn thơ, hãy rút ra một vài điểm đáng chú ý về đặc điểm, vai trò của nhịp và vần trong thể thơ này.
e. Cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản trên là gì? Bạn có nhận xét gì về cảm hứng ấy?
f. Bạn hãy nghe ca khúc Em ơi, Hà Nội phố của nhạc sĩ Phú Quang để hiểu thêm một cách cảm nhận bài thơ của Phan Vũ bằng âm nhạc. Giai điệu của bài hát đã góp phần mang đến cho bạn cảm nhận như thế nào về bài thơ?
g. Từ những hình ảnh của Hà Nội được gợi lên trong đoạn thơ, bạn hiểu thêm điều gì về Hà Nội, về cảnh vật, con người và đất nước Việt Nam? Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về ý nghiã của những giá trị văn hóa, lịch sử đối với cuộc sống của chúng ta hôm nay?