Giải bài tập đạo đức lớp 4 kết nối tri thức bài 8 Quý trọng đồng tiền
Giải bài 8 Quý trọng đồng tiền trong sách Giải bài tập đạo đức lớp 4 kết nối tri thức
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bài toán Quý trọng đồng tiền trong sách đạo đức lớp 4 kết nối tri thức. Bài tập sẽ cung cấp đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết để giúp các em học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức bài học.
Đồng tiền không chỉ là một phương tiện trao đổi hàng hóa mà còn là biểu tượng của sự cần cù, kiên trì và quyết tâm trong cuộc sống. Qua bài học này, chúng ta sẽ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc và biết cách sử dụng tiền một cách hiệu quả, bền vững.
Hy vọng rằng bài học này sẽ giúp các em học sinh phát triển ý thức về giá trị của tiền bạc và trở thành những người có ý thức tài chính tốt trong tương lai.
Bài tập và hướng dẫn giải
KHỞI ĐỘNG
Em cùng các bạn nghe/ hát bài " Con heo đất" ( Sáng tác: Ngọc Lễ).
Câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu vai trò của tiền
Quan sát những bức tranh sau và trả lời câu hỏi
1. Bán hết chỗ hàng này là mình đủ tiền mua cho con gái chiếc xe đạp rồi.
2. Nhờ vay được tiền ở ngân hàng mà mình có vốn để đầu tư kinh doanh.
3. Mình sẽ tiết kiệm tiền để mua sách, vở.
4. Cô cho tôi nộp viện phí.
5. Mình đã có tiền để mua quà sinh nhật tặng em trai và số tiền còn lại mình sẽ giúp đỡ các bạn khó khăn
Câu hỏi:
- Hãy nêu vai trò của tiền qua các bức tranh trên
- Theo em, tiền còn có vai trò nào khác?
2. Khám phá vì sao phải quý trọng đồng tiền
Đọc truyện và trả lời câu hỏi:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
( Theo truyện cổ tích Chăm, tiếng việt lớp 3 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu hỏi:
- Vì sao lần thứ nhất, người con lại thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao?
- Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? Vì sao?
- Theo em, vì sao chúng ta phải quý trọng đồng tiền?
3. Tìm hiểu việc bảo quản tiền
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
1. Con xếp tiền vào hộp mẹ nhé
2.
3. Mình sẽ giữ cẩn thận không để mất tiền.
Câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đã bảo quản tiền như thế nào?
- Theo em, còn có cách nào khác để bảo quản tiền?
4. Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền
Quan sát những tranh và trả lời câu hỏi:
1. Mình mở cửa sổ, tắt điện để tiết kiệm tiền.
2. Cuối năm, mình sẽ có một khoản tiền để mua xe đạp.
3. Chiếc váy này đẹp nhưng đắt quá! Để tiết kiệm, mình sẽ mua chiếc váy ít tiền hơn.
4. Cùng một loại dầu ăn mà cửa hàng bên này bán đắt hơn. Mình sang cửa hàng bên kia mua váy.
Câu hỏi:
- Hãy nêu những việc làm để tiết kiệm tiền qua các bức tranh trên
- Theo em, còn cách nào khác để tiết kiệm tiền?
LUYỆN TẬP
Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Câu 2. Bày tỏ quan điểm
a) Thảo lập một cuốn sổ để ghi chép các khoản tiết kiệm và chi tiêu của mình.
b) Hoàng bỏ hết tiền vào ống tiết kiệm, bạn không chi tiêu vào bất cứ việc gì.
c) Phương thường đòi bố mẹ mua cho mình quần áo và đồ dùng đắt tiền.
d) Lan thường sử dụng giấy một mặt để làm giấy nháp
e) Mẹ Chung bán hàng tạp hóa. Cuối ngày, Chung thường giúp mẹ đếm và phân loại số tiền bán được trong ngày. Thỉnh thoảng, mẹ cho ít tiền lẻ nhưng Chung không tiêu mà bỏ ống tiết kiệm.
Câu 3. Xử lí tình huống
a) Sau tết Nguyên đán, Toàn có một số tiền mừng tuổi. Bạn băn khoăn không biết nên sử dụng số tiền đó vào việc gì: mua món đồ mà mình rất thích, đưa cho bố mẹ giữ hộ, nuôi lợn đất...
Nếu là Toàn, em sẽ làm gì với số tiền đó?
b) Bố mẹ cho Kim 200.000 đồng để tổ chức sinh nhật với ba người bạn. Kim chưa biết mua gì.
Nếu là Kim, em sẽ làm như thế nào?
Câu 4. Đưa ra lời khuyên cho bạn
a) Bố mẹ cho Quyết một chiếc xe đạp cũ còn tốt nhưng bạn đòi mẹ mua chiếc xe đạp mới.
b) Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp cuối năm, các bạn dự định tổ chức thật hoành tráng để các bạn lớp khác trầm trồ.
VẬN DỤNG
Câu 1. Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân theo bảng gợi ý sau:
Thời gian | Số tiền tiết kiệm dự kiến | Cách thực hiện | Số tiền tiết kiệm được | Ghi chú |
Câu 2. Nhắc nhở bạn bè tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện nước....