Soạn sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo bài 3: Đọc

Mở đầu sách bài tập ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo bài 3

Sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 tập 1 sách chân trời sáng tạo bài 3 Đọc được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách này được thiết kế với mong muốn hướng dẫn học sinh nắm bài học một cách tốt hơn thông qua cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết.

Bộ sách này sẽ giúp học sinh tiếp cận với nội dung mới một cách dễ dàng hơn, giúp họ hiểu rõ hơn về văn học và rèn luyện kỹ năng viết văn. Hy vọng rằng với sự giúp đỡ từ cuốn sách này, học sinh sẽ nâng cao được khả năng tiếp thu và ứng dụng kiến thức trong môn ngữ văn.

Bài tập và hướng dẫn giải

1. Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B:

 

A

1.    Luận đề

2.    Luận điểm

3.    Bằng chứng khách quan

4.    Ý kiến, đánh giá chủ quan

 

 

B

a.     Những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

b.    Những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết.

c.     Vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

d.    Ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

 

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ nội dung của cột A và cột B.- Xác định các thông tin phù hợp giữa cột A và cột B... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. Trình bày mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ yêu cầu của đề bài.2. Phân tích các khái niệm trong câu hỏi:... Xem hướng dẫn giải chi tiết

3. Chỉ ra bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan trong các ngữ liệu dưới đây bằng cách hoàn thành bảng (làm vào vở)

STT

Ngữ liệu

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, đánh giá chủ quan

Lí giải

1

Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafza) đã được trao giải Nô-ben (Nobel) Hòa bình năm 17 tuổi.

 

 

 

2

Điện thoại thông minh mang đến những tiện ích giúp việc liên lạc thuận tiện hơn.

 

 

 

3

Dự đoán trong mười năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh thị trường lao động.

 

 

 

4

Tôi cho rằng, hiện nay các bạn trẻ đang thiếu định hướng trong việc chọn nghề.

 

 

 

5

Chiếc lá cuối cùng của Ô-Hen-ri (O’Henry) là một truyện ngắn vô cùng cảm động.

 

 

 

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ ngữ liệu được cung cấp.- Xác định bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ... Xem hướng dẫn giải chi tiết

4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

TIẾNG THU – MỘT TÂM HỒN CÔ ĐƠN

Trần Đình Sử

Nguồn Việt Nam yêu Thơ mới không ai không ám ảnh bởi Tiếng thu, không ai không yêu Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Người quen yêu thơ Đường với giá trị hội họa, nhìn thấy ở đó một bức tranh phương Đông thuần túy. Người yêu thơ lãng mạn nhận thấy âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới liền hiểu Tiếng thu là thơ nhạc của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, phần lớn các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm Tiếng thu đều đọc thơ qua nhạc, qua họa mà ít đọc nó như là một tác phẩm thơ… thể loại không chỉ nói rằng họa, nhạc mà còn nói một cách mạnh mẽ, tha thiết bằng chính giọng và lời, lời của con người, của cảnh vật. Với ba câu hỏi dồn dập và hệ thống hình ảnh tương phản, phi đối xứng, tiếng thu của Lưu Trọng Lư, tiếng nói của một tâm hồn cô đơn, đã được cất lên một cách mãnh liệt và tha thiết.

Trước tiên, không thể không nhận thấy cả bài thơ được tổ chức bằng ba câu hỏi. Nhà nghiên cứu Văn Tâm đã khảo sát văn bản và cho biết: 9 dòng thơ viết liền mạch. Không chia khổ, chỉ có 3 chữ "Em" đứng đầu dòng viết hoa, và cuối mỗi câu hỏi có một dấu hỏi. Nó chứng tỏ đây là 3 câu hỏi trọn vẹn được ngắt ra, tổ chức thành dòng thơ. Cái đặc biệt của bài thơ này là câu hỏi được đặt bằng từ phủ định: Em không nghe màu thu/ Em không nghe rạo rực/ Em không nghe rừng thu. Nếu thay từ "có" vào vị trí của từ "không" thì mới đọc qua tưởng không có gì khác biệt nhưng suy ngẫm sẽ thấy khác nhiều "Em có nghe mùa thu" có một tiền giả định là có sự đồng cảm giữa người hỏi và người được hỏi mà câu hỏi nêu ra để khêu gợi và khẳng định. Còn Em không nghe mùa thu là tiền giả định rằng thiếu một sự đồng cảm ở bên trong, một câu hỏi có vẻ ngạc nhiên, xa lạ. Ba câu hỏi dồn dập, tha thiết nhưng có hỏi mà không có đáp – có người nghe và có người không nghe. Tiếng thu là tiếng buồn, tiếng rạo rực trong lòng người cô phụ đơn chiếc, tiếng thời gian ra đi. Nhưng tiếng thu còn buồn hơn vì nỗi buồn không được chia sẻ. Nó không chỉ buồn mà còn cô đơn. Những gì anh nghe, em không nghe chăng? Cụm từ Em không nghe lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ loi. Em không nghe thổn thức, em không nghe rạo rực, em không nghe là kêu. Thổn thức, rạo rực là những trạng thái nội tâm thầm kín mà người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn mình. Hay là em không nghe thấy cả chính tiếng lòng em? Điều đó càng buồn hơn.

Ngoài ra, bài thơ còn được xây dựng theo nguyên tắc phi đối xứng. Về mặt hình ảnh, đây không phải là bức tranh hài hòa. Rạo rực hình ảnh lẻ chinh phu trong lòng người cô phụ là không hài hòa. Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá thu kêu là không hài hòa. “Lá thu kêu” chính là tiếng mùa thu của Lưu Trọng Lư. Nó không “reo” mà “kêu”, một tiếng kêu buồn. Còn con nai vàng thì như không nghe thấy gì, nó ngơ ngác đạp trên lá vàng khô […] Theo chúng tôi, con nai vàng đạp trên lá vàng khô, trông bề ngoài là bức tranh đồng màu, nhưng không đồng cảm. Nó làm cho sự tương phản trong bài thơ trở nên trọn vẹn. Một bên thì “thổn thức”, “rạo rực”, “kêu xào xạc”, một bên thì “không nghe”, “không nghe”, “không nghe” và đỉnh cao của sự không nghe ấy là con nai vàng ngơ ngác – đạp trên lá vàng khô. Có cái gì giống như cánh cửa Huy Cận: Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng (Tràng giang). Bài thơ không diễn tả sự hài hòa, trái lại nó diễn tả sự tương phản, phi đối xứng dể từ đó thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hòa mới – sự đồng cảm của các cá nhân. Nhà thơ lãng mạn Đức Hen-rích Hai-nơ (Henrich Heine) nói: “Toàn thế giới nổ tung ở khoảng giữa, và nết nứt thế giới vĩ đại ấy chạy qua trái tim nhà thơ”. Cùng với ý thức về cái TÔI, các nhà thơ lãng mạn đã cảm thấy vết nứt qua trái tim mình – sự cô đơn, thiếu thông cảm.

Tiếng thu có tự ngàn xưa. Nhưng trong thơ cổ, tiếng thu là tiếng gợi niềm hoài niệm, là tiếng chày đập vải gợi nỗi nhớ chồng, là các lễ tiết mùa thu gợi tình huynh đệ, bạn bè, là mùa gợi sự tàn tạ của cỏ cây hoa lá. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư gợi niềm rạo rực yêu đương chưa được thỏa mãn, gợi tiếng “kêu” của bao kiếp lá lìa cành, gợi sự thổn thức phổ biến của sự sống giữa thời tiết thay đổi. Tiếng thu xưa là tiếng buồn của cái tôi bị tách rời cái toàn bộ. Tiếng thu nay là tiếng buồn, cô đơn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ.

(Trích bài viết Tiếng thu – Một tâm hồn cô đơn, Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, 1997)

a. Vẽ sơ đồ để xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.

b. Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào mà em xác định như vậy?

c. Lí lẽ và bằng chứng được nêu trong đoạn thứ hai có vai trò như thế nào trong việc làm sáng tỏ luận đề?

d. Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

“Bài thơ không diễn tả sự hài hòa, trái lại nó diễn tả sự tương phản, phi đối xứng để từ đó thức tỉnh tình cảm và khát vọng về sự hài hòa mới – sự đồng cảm của các cá nhân. Nhà thơ lãng mạn Đức Hen-rich Hai-nơ nói: “Toàn thế giới nổ tung ở khoảng giữa, và nết nứt thế giới vĩ đại ấy chạy qua trái tim nhà thơ”. Cùng với ý thức về cái TÔI, các nhà thơ lãng mạn đã cảm thấy vết nứt qua trái tim mình – sự cô đơn, thiếu thông cảm.”

đ. Em nghĩ thế nào về ý kiến: Bài thơ Tiếng thu là “tiếng buồn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ”?

e. Viết đoạn văn ngắn (khoảng năm câu) cho biết cảm nghĩ của em về khát vọng được thông cảm, sẻ chia của con người thời hiện đại.

Trả lời: a. Cách làm:1. Vẽ sơ đồ để xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.2. Nêu luận... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.05977 sec| 2151.359 kb