Soạn sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo bài 1 Tiếng Việt
Đánh giá sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo
Sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo đã được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bài 1 Tiếng Việt là một phần trong sách bài tập này, mang đến những hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết để học sinh dễ dàng nắm bài học. Điều này giúp học sinh hiểu bài tốt hơn và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Sách cung cấp một cách tiếp cận mới mẻ và sáng tạo cho việc học ngữ văn, giúp học sinh phát triển khả năng biểu cảm và sắc thái trong việc trao đổi, viết văn. Việc phân tích chi tiết, cụ thể trong sách bài tập giúp học sinh hiểu rõ từng khía cạnh của ngữ văn và cải thiện kỹ năng viết văn của mình.
Hy vọng sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh tiếp cận tiếng Việt một cách thú vị, hiệu quả và phát triển tốt trong hành trình học tập của mình.
Bài tập và hướng dẫn giải
1. Hoàn thành những thông tin về từ tượng hình và từ tượng thanh bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):
Đơn vị từ vựng | Đặc điểm | Tác dụng | Ví dụ |
Từ tượng hình | |||
Từ tượng thanh |
2. Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:
a. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hoa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa
(Lý Hữu Lương, Chái bếp)
b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.
(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)
c. Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo: “Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con địa.”
Thầy sờ ngà bảo: “Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.”
Thầy sờ tại bảo: “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.”
Thầy sờ chân cãi: “Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.”
Thầy sờ đuôi lại nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn.”
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Thầy bói xem voi)
d. Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
(Nguyễn Nhật Ảnh, Tuổi thơ tôi)
đ. Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
3. Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, từ tượng hình đối với việc miêu tả không gian khu rừng trong đoạn văn sau:
Rồi một hôm, giông bão gầm thét trên rừng, cây cối ào ào ghê rợn. Trong rừng bỗng tối mù tối mịt, tưởng chừng như bao nhiêu đêm tối trên đời kể từ khi có rừng đến nay đều tụ cả lại. Những con người nhỏ bé đi giữa những cây lớn, trong tiếng sấm đáng sợ. Họ đi, còn những cây khổng lồ lắc lư, nghiên ken két và gào lên những bài ca thịnh nộ. Ảnh chớp bay trên các ngọn cây, loé ảnh lửa xanh lạnh lẽo, rọi sáng trong khoảnh khắc và biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, làm mọi người kinh sợ. Cây cối được ảnh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đan thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ. Từ trong đám cành tối tăm, có cái gì đáng sợ, hắc ám, lạnh lẽo nhìn đám người đang đi.
(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-k8)
4. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) miêu tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn nơi em ở, trong đó có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.