Soạn sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo bài 1 Đọc

Giới thiệu sách Soạn sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 chân trời sáng tạo

Soạn văn chi tiết, cụ thể sách bài tập (SBT) ngữ văn lớp 8 tập 1 sách chân trời sáng tạo bài 1 Đọc là một trong những bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách này đã được biên soạn với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết, giúp học sinh nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới.

Bài tập và hướng dẫn giải

1. Thơ sáu chữ, bảy chữ là thể thơ như thế nào?

Trả lời: Cách làm:1. Xác định đặc điểm của thể thơ sáu chữ và bảy chữ.2. Nêu các cấu trúc và nguyên tắc cơ... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa thơ sáu chữ và thơ bảy chữ

Trả lời: Cách làm:1. Xác định đặc điểm chung và khác nhau giữa thơ sáu chữ và thơ bảy chữ.2. Nêu ra các điểm... Xem hướng dẫn giải chi tiết

3. Nối khái niệm ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B: 


A

1. Vần liền 

2. Bố cục của bài thơ 

3. Mạch cảm xúc của bài thơ 

4. Cảm hứng chủ đạo 

5. Vần cách/ vần chéo 


a. là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc. 

b. tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau 

c. tiếng cuối của hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. 

d. là sự tổ chức. sắp xếp các phần. các đoạn thơ theo một trình tự nhất định 

đ. là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu.- Xác định đặc điểm của từng khái niệm ở cột A.- Liên... Xem hướng dẫn giải chi tiết

4. Vần liền, vần cách nằm trong nhóm vần chân hay vần lưng?

Trả lời: Cách làm:1. Xác định vần chân và vần lưng trong một câu thơ.2. Phân biệt vần liền và vần cách trong... Xem hướng dẫn giải chi tiết

5. Hãy xác định bố cục của bài thơ Mây và sóng (Ta-go). Từ đó, cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ này?

Trả lời: Để xác định bố cục của bài thơ Mây và sóng (Ta-go), ta cần phân chia bài thơ thành các đoạn văn nhỏ... Xem hướng dẫn giải chi tiết

6. Trong khổ thơ sau, nhà thơ sử dụng loại vần nào? 

Đâu những hồn thân từ thuở xưa 

Những hồn quen dãi gió dầm mưa 

Những hồn chất phác hiền như đất 

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà! 

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Trả lời: Cách làm:Bước 1: Đọc và hiểu bài thơ "Nhớ đồng" của Tố HữuBước 2: Xác định loại vần được sử dụng... Xem hướng dẫn giải chi tiết

7. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 

CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN

Trần Quốc Toản

Ghe ngon vừa nghe trống lệnh

Vẫy gió một trăm khăn hồng

Một trăm mái chèo khuấy nước

Bay lên chín con sông rồng.

 

Bay lên sông mẹ nghìn giọt

Đi tìm Sóc Trăng đồng chua

Đi tìm Trà Vinh đất khát

Chúng em thay trời làm mưa.

 

Giọt giọt mồ hôi mặn chát.

Đã ngọt trong cơn mưa vui

Mái dầm thiếu nhi thọc lét

Sông cười sóng reo thành lời.

 

Sáng nay ghe ngo vào hội

Mặt sông Cửu Long sáng ngời

Nhịp xuân tay đua gắng gỏi

Ghe ngo nối đất với trời...

(In trong Bữa tiệc của loài vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

a. Chọn một trong hai phương án trả lời dưới đây:

Ở khổ 1 và khổ 4, tác giả đã sử dụng vần liền

A. Đúng

B. Sai

b. Cuộc đua ghe ngo được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào? Chúng góp phần gợi tả không khí của cuộc đua như thế nào?

c. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu “Bay lên chín con sông rồng / Bay lên sông mẹ nghìn giọt / Nhịp xuân tay đua gắng gọi” và tác dụng của chúng.

d. Xác định bố cục của bài thơ. Bố cục đó có gì đặc biệt?

đ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

e. Chủ đề của bài thơ là gì? Chủ đề đó được thể hiện thông qua những biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi trên, bạn có thể làm như sau:a. Đối với câu hỏi này, bạn cần đọc các dòng thơ... Xem hướng dẫn giải chi tiết

8. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

VỚI CON

Vũ Quần Phương

1. Bồng bồng!

   Bố bồng con trên tay

   Buổi chiều nay, buổi chiều nay

   Khói hàng xóm bay là trên bếp

   Sau trận mưa trời mát hơi may.

 

2. Bố bế con ra ngoài mái hiên

    Sông xa, trời rộng, mắt con nhìn

    Cánh buồm trôi đấy, mây bay đấy!

    Cây giữa vườn cây, cỏ trước thềm.

 

3. Bố bế con ra với phố phường

   Xe chạy người đi như nước tuôn

   Cây xanh, ngói đỏ, con đừng lạ

   Muối mặn, gừng cay, hoa trái thơm.

 

4. Bố bế con ra với cuộc đời

    Con ơi yêu lấy mặt con người

    Tươi như quả chín, hồng như thắp

    Sau nét âu lo, vẫn nét cười.

 

5. Bố nhấc con lên, bố nhấc lên

    Dâng qua vai bố để con nhìn

    Mai sau thành bạn đi cùng bố

    Đường rộng trời ta xa mãi thêm.

(In trong Tác phẩm văn học được giải thưởng nhà nước, Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, 2014)

a. Theo bước chân người bố bế con, hình ảnh cuộc sống hiện lên như thế nào qua từng khổ thơ, từ khổ 1 đến khổ 4. Điều đó thể hiện nét độc đáo gì của bài thơ?

b. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong khổ 3 và 4?

Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này.

c. Hình ảnh người bố hiện lên trong bài thơ này như thế nào?

d. Xác định nội dung các khổ thơ. Từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong bố cục bài

thơ.

đ. Chủ đề của bài thơ là gì? Những biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần thể hiện chủ đề?

e. Hãy viết hoặc vẽ 2 câu thể hiện tưởng tượng của em về người bố hoặc hai bố con trong bài thơ. Sự tưởng tượng này đã giúp gì cho em khi đọc và hiểu nội dung của bài thơ?

Trả lời: Các cách làm:1. Đọc văn bản và nhấn mạnh vào các từ khóa như "bố bế con", "hình ảnh cuộc sống",... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.44894 sec| 2184.992 kb