Giải bài tập sách bài tập (SBT) Lịch sử và địa lí lớp 8 cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Giải bài tập sách bài tập (SBT) Lịch sử và địa lí lớp 8 Cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phạm vi của Biển Đông và các vùng biển đảo của Việt Nam. Chúng ta sẽ được hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu về đặc điểm tự nhiên của các vùng biển đảo này, giúp học sinh củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
Chúng ta sẽ biết được thông tin chi tiết về các câu hỏi và bài tập được đưa ra trong sách bài tập, và cách giải chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng rằng sau khi đọc nội dung này, học sinh sẽ tự tin hơn trong việc hiểu rõ hơn về phạm vi Biển Đông và đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Biển Đông nằm trong khoảng
A. từ 8°34'B đến 23°23'B và từ 102°09'Đ đến 109°24'Đ.
B. từ 3°N đến 26°B và từ 100°Đ đến 121°Đ.
C. từ 8°34′B đến 23°23′B và từ 101°Đ đến 117°20'Đ.
D. từ 6°50'B đến 8°34'B và từ 100°Đ đến 121 Đ.
Câu 2. Biển Đông nằm trên tuyến đường biển quốc tế nối hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Câu 3. Những quốc gia nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
A. Phi-lip-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.
B. Mi-an-ma, Lào, Ti-mo Lét-xtê (Đông Ti-mo).
C. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a.
D. Thái Lan, Xin-ga-po, Campuchia.
Câu 4. Khoảng 3,447 triệu km là diện tích của
A. vùng biển Việt Nam.
B. vùng biển Ma-lai-xi-a.
C. Biển Đông.
D. Thái Bình Dương.
Câu 5. Căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là
A. đường cơ sở.
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. mép nước tiếp giáp đất liền.
Câu 6. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở được gọi là
A. nội thuỷ.
B. lãnh hải.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 7. Lãnh hải là vùng biển tính từ đường cơ sở ra phía biển bao nhiêu hải lý?
A. 10 hải lý.
B. 12 hải lý.
C. 24 hải lý.
D. 200 hải lý.
Câu 8. Xếp các cụm từ cho sẵn sau đây vào sơ đồ sao cho đúng với các vùng biển của nước ta.
A. Lãnh hải.
B. Thềm lục địa.
C. Nội thuỷ.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
E. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 9. Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
Yếu tố | Đặc điểm |
Địa hình | ? |
Khí hậu | ? |
Hải văn | ? |
Sinh vật | ? |
Khoáng sản | ? |
Câu 10. Giải các ô chữ sau theo gợi ý.
Dòng 1. Có 3 chữ cái: Một loại thiên tai thường xảy ra ở Biển Đông.
Dòng 2. Có 4 chữ cái: Một loại tài nguyên vô tận ở Biển Đông.
Dòng 3. Có 7 chữ cái: Một hệ sinh thái ở biển nước ta có tính đa dạng và giá trị sinh học đặc biệt cao.
Dòng 4. Có 7 chữ cái: Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
Dòng 5. Có 9 chữ cái: Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam và các vùng biển khác.
Dòng 6. Có 4 chữ cái: Một quần đảo ở vịnh Bắc Bộ.
Dòng 7. Có 8 chữ cái: Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Dòng 8. Có 7 chữ cái: Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: Hàng dọc có 8 chữ cái: Tên biển chung của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.