Giải bài tập sách bài tập (SBT) Lịch sử và địa lí lớp 8 cánh diều bài 10 Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Giải bài tập sách bài tập Lịch sử và địa lí lớp 8 Cánh diều bài 10
Trên sách bài tập Lịch sử và địa lí lớp 8, bài tập đặc biệt trọng tâm vào điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Với sự hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu từ Sytu, học sinh sẽ được hỗ trợ giải quyết mọi câu hỏi và bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mục tiêu là giúp học sinh củng cố kiến thức và hiểu bài học một cách toàn diện.
Việc hiểu rõ các đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức, mà còn khuyến khích họ tham gia vào việc bảo vệ môi trường, điều quan trọng để duy trì sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái.
Trong bài tập, Sytu sẽ giải đáp mọi thắc mắc của học sinh và cung cấp những thông tin hữu ích nhất, giúp họ hiểu rõ vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tế. Hi vọng rằng, thông qua việc học bài tập này, học sinh sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Sự đa dạng của sinh vật nước ta không thể hiện ở
A. đa dạng về hệ sinh thái.
B. đa dạng về thành phần loài.
C. khả năng sinh trưởng.
D. đa dạng về nguồn gen.
Câu 2. Hệ sinh thái trên cạn đa dạng nhất ở nước ta là
A. rừng cận nhiệt.
B. rừng kín thường xanh.
C. rừng ôn đới núi cao.
D. xa-van, đồng cỏ.
Câu 3. Trong các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam, hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao?
A. Bãi triều.
B. Đầm lầy.
C. Ao, hồ.
D. Rừng ngập mặn.
Câu 4. Sinh vật Việt Nam đa dạng chủ yếu do nước ta
A. có nhiều đồi núi, mạng lưới sông dày đặc.
B. nhập khẩu các loại cây con từ nước ngoài.
C. người dân có ý thức tốt trong việc bảo vệ sinh vật.
D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật.
Câu 5. Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị khoa học của các vườn quốc gia?
A. Là tài nguyên du lịch quý giá.
B. Là chỗ dựa vững chắc của đồng bào dân tộc.
C. Là nơi bảo tồn các nguồn gen sinh vật tự nhiên.
D. Là nơi cung cấp nhiều gỗ và các nguồn dược liệu quý.
Câu 6. Tìm các câu đúng với đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học ở nước ta trong các câu sau đây:
A. Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
B. Sự đa dạng và giàu có về sinh vật nước ta là do nguồn gen đa dạng.
C. Biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học.
D. Hệ sinh thái rừng tự nhiên thu hẹp sẽ làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sinh sống.
E. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra các thiên tai.
Câu 7. Hoàn thành sơ đồ khái quát về biểu hiện đa dạng sinh vật ở Việt Nam theo mẫu sau đây vào vở.
? | ||
? | ? | ? |
Câu 8. Cho bảng số liệu sau:
Tên loài | Số lượng (loài) |
Thú | 348 |
Chim | 869 |
Bò sát | 384 |
Lưỡng cư | 221 |
Cá | 2041 |
Bảng 10. Số lượng một số loài động vật bị đe dọa và yêu cầu bảo tồn ở Việt Nam theo sách đỏ của IUCN năm 2021
a. Nhận xét về số lượng một số loài động vật bị đe dọa và yêu cầu bảo tồn ở nước ta.
b. Nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta suy giảm đa dạng sinh học?
c. Vì sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học?
Câu 9. Quan sát các hình sau. Chọn một loài sinh vật mà em ấn tượng, thu thập thông tin và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về loài sinh vật này.
Câu 10. Đọc đoạn thông tin sau đây:
“Tính riêng trong giới thực vật tự nhiên, nước ta có tới 14 624 loài thuộc gần 300 họ. Đối với động vật, nước ta có tới 11 217 loài và phân loài, trong đó có trên 1.000 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 350 loài bò sát lưỡng cư, 5.000 loài côn trùng. 2.000 loài cá biển, gần 500 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thuỷ sinh vật khác.”
a. Đoạn thông tin trên đề cập tới những vấn đề gì?
b. Nguyên nhân nào đã giúp cho sinh vật nước ta có được đặc điểm trên?
Câu 11. Đọc đoạn thông tin sau. Sưu tầm thêm tư liệu, hãy dựng một video clip hoặc viết một báo cáo ngắn vị sự cần thiết phải bảo vệ rừng ở nước ta.
“Theo số liệu thống kê năm 2019, Việt Nam có khoảng 15 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 45,5 % tổng diện tích. Trong đó, rừng tự nhiên là 10 292,4 nghìn ha, rừng trồng là 4 316,8 nghìn ha. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉ lệ che phủ rừng nước ta năm 2020 ước đạt 42 % (bình quân thế giới chỉ có 31 %). Mặc dù tỉ lệ che phủ rừng Việt Nam có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, tỉ lệ cây xanh/người dân đô thị và nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp. Tại các đô thị lớn của Việt Nam, tỉ lệ cây xanh/người ở mức từ 2 – 3 m/người, bằng 1/5 đến 1/10 so với thế giới (tỉ lệ này tại các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m3/người).
Việc phục hồi và quản lý rừng bền vững không chỉ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, mà còn mang đến tiềm năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để phát triển bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh tế. tạo việc làm và cải thiện cuộc sống.”
(Theo “Khôi phục rừng: Con đường dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc” Tổng cục Thống kê Việt Nam)