Giải bài tập sách bài tập (SBT) giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Giải bài tập sách bài tập (SBT) giáo dục quốc phòng và an ninh 10 kết nối tri thức Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Hướng dẫn giải bài 6 về một số hiểu biết về an ninh mạng trang 15 sách bài tập (SBT) giáo dục quốc phòng và an ninh 10. Bài tập này nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Mục tiêu của việc giải bài tập này là giúp học sinh hiểu rõ hơn về an ninh mạng thông qua các kiến thức cụ thể và chi tiết. Hướng dẫn giải đưa ra làm cho bài học trở nên dễ hiểu và thân thiện với học sinh. Hy vọng rằng thông qua việc giải bài tập này, học sinh sẽ nắm vững kiến thức và nhận thức được tầm quan trọng của an ninh mạng trong cuộc sống hiện đại.
Bài tập và hướng dẫn giải
1. Hãy nêu một số mạng xã hội mà em thường sử dụng. Em thường dùng thiết bị điện từ gi để đăng nhập vào các mạng xã hội đó?
2. Em thường dùng những ứng dụng gi trên Internet để phục vụ học tập? Hãy nêu những mặt tích cực và mặt trái của những ứng dụng đó đối với cuộc sống.
3. Nêu những thông tin mà em cần hạn chế đưa lên mạng xã hội.
4. Khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng em cần chú ý những điều gì?
5. Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày nào?
A. Ngày 01/01/2019.
B. Ngày 01/07/2018.
C. Ngày 31/12/2018.
D. Ngày 01/07/2019.
6. Luật An ninh mạng có cấm người sử dụng Internet truy cập các trang mạng xã hội của nước ngoài hay không?
A. Có.
B. Không
7. Điều 8 Luật An ninh mạng quy định mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm?
A. 3 nhóm.
B. 4 nhóm.
C. 5 nhóm.
D. 6 nhóm.
8. Theo khoản 11, Điều 2 Luật An ninh mạng thì tài khoản số là thông tin dùng để làm gì?
A. Chứng thực, xác thực, bảo đảm, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
B. Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
C. Phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
D. Xác thực để sử dụng thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng, được Cơ quan có thẩm quyền số hoá.
9. Giả sử em có một người bạn thường dành nhiều thời gian buổi tối vào mạng xã hội để đọc các bài viết và tán gẫu. Em hãy viết một bức thư (khoảng 200 từ) để nhắn nhủ bạn về những nguy cơ mất an toàn thông tin và ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý khi dành quá nhiều thời gian tham gia mạng xã hội.
10. Anh D là một chuyên gia về an ninh mạng. Anh được biết Luật An ninh mạng đã được ban hành và quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Theo em, anh D có được tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng không?
11. Hai bạn A và B đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội ảo để bán điện thoại qua mạng. Hai bạn chụp ảnh những chiếc điện thoại đời mới và lấy những hình ảnh trên mạng để đăng bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Đến lúc giao hàng, hai bạn đã bỏ một hộp khẩu trang y tế thay vỏ điện thoại. Sau đó, hai bạn xoá tài khoản với mục đích khách hàng sau khi phát hiện sẽ không liên lạc được. Việc làm của A và B như trên có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, các mức xử phạt như thế nào?