Giải bài tập sách bài tập (SBT) Đạo đức 4 cánh diều bài 12 Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Giải bài tập sách bài tập Đạo đức 4 cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách trẻ em có thể thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình. Bằng cách hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi và bài tập, chúng ta hy vọng giúp học sinh nắm vững kiến thức và hiểu rõ bài học hơn.
Bài tập này sẽ giúp các em nắm rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong xã hội, giúp học sinh phát triển tự tin và trách nhiệm từ khi còn nhỏ. Quyền và trách nhiệm không chỉ đến từ người lớn mà còn đến từ chính bản thân mình, và việc hiểu rõ về chúng sẽ giúp trẻ em trở nên tự lập và tự tin hơn trong cuộc sống.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1: Em hãy kể tên một số ngày lễ, tết dành cho trẻ em và nêu một số hoạt động thường diễn ra trong các ngày đó.
Bài tập 2: Em hãy viết tên các quyền của trẻ em trong các bức tranh dưới đây và giới thiệu ngắn gọn lợi ích của các quyền đó đối với trẻ em.
Em hãy kể thêm các quyền khác của trẻ em.
Bài tập 3: Em hãy đọc 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và trả lời câu hỏi.
a. Bác Hồ đã dạy trẻ em cần thực hiện những bổn phận nào?
b. Em hãy kể thêm một số bổn phận mà trẻ em cần thực hiện.
Bài tập 4: Em hãy đánh dấu X vào ô đối với các ý kiến thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Em hãy nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Bài tập 5: Em hãy đặt tên cho mỗi bức tranh dưới đây dựa vào các từ đã cho và trả lời câu hỏi.
Quyền được vui chơi, giải trí | Quyền được chăm sóc sức khỏe | Yêu quê hương, đất nước |
Tuân thủ và chấp hành pháp luật | Giúp đỡ người lớn tuổi | Tôn trọng đồ vật của người khác |
Hãy kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện.
Bài tập 6: Em hãy đánh dấu X vào ô đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến dưới đây và giải thích vì sao.
a. Trẻ em cần được người lớn chăm sóc nên không phải thực hiện bổn phận gì.
b. Trẻ em cần tôn trọng quyền, danh dự và nhân phẩm của người khác.
c. Trẻ em được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
d. Trẻ em có quyền đi học, đến trường và được tạo điều kiện để học tập tốt.
e. Cần thực hiện quyền của trẻ em, vì trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.
Bài tập 7: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây?
Tình huống 1: An có năng khiếu và đam mê vẽ tranh, vì vậy An muốn bố mẹ đăng kí cho em tham gia lớp học vẽ để phát triển tài năng. Tuy nhiên, bố mẹ lại đăng kí cho An học đàn.
Nếu là An, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2: Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ vừa sinh thêm em bé nên bố muốn Huệ học xong tiểu học thì nghỉ ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm.
Nếu là Huệ, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 3: Hiển muốn đề xuất với nhà trường tổ chức một buổi tuyên truyền về phòng tránh xâm hại. Tuy nhiên, Hiển băn khoăn không biết mình có quyền để xuất vấn đề này không?
Nếu là bạn của Hiển, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 4: Thấy Hoa tươi cười chào hỏi các bác bảo vệ, lao công của trường, Thuỷ nói: “Chúng mình chỉ cần lễ phép, chào hỏi thầy cô giáo thôi, đâu cần phải chào hỏi các bác bảo vệ, cô lao công.
Nếu là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 5: Lan kể với bạn việc được mẹ giao dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, nấu cơm nhưng Lan cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm.
Nếu là bạn của Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
Tình huống 6: Trước khi rời khỏi lớp học, An luôn nhớ tắt quạt và bóng đèn. An còn nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện nhưng Hiếu cho rằng đây là việc của các chú bảo vệ, mình không phải làm.
Nếu là An, em sẽ khuyên Hiếu như thế nào?
Bài tập 8: Viết một đoạn văn ngắn để chia sẻ với bạn về lần em được giúp đỡ thực hiện quyền và một số bổn phận mà em đã thực hiện
Bài tập 9: Em cùng bạn xây dựng bảng nói về một số quyền và bổn phận của trẻ em bằng các từ dễ nhớ. Sau đó thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.