Giải bài tập sách bài tập (SBT) công dân lớp 8 kết nối tri thức bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình.

Hướng dẫn chi tiết sách bài tập công dân lớp 8 Kết nối tri thức bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình giúp học sinh hiểu rõ về vấn đề này. Sytu sẽ hướng dẫn giải các câu hỏi và bài tập một cách dễ hiểu và nhanh chóng. Mục tiêu là giúp học sinh củng cố kiến thức và thấu hiểu bài học một cách tốt hơn để áp dụng vào thực tế. Hy vọng rằng thông qua sách bài tập này, học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình.

Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a/ Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

A. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.

B. Hành vi vô ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.

C. Hành vi vô ý của thành viên gia đình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

D. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

b/ Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình? 

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình. 

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.

C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí. 

D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống. 

c/ Để phòng, chống bạo lực gia đình, không nên làm gì? 

A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. 

B. Dùng lời nói, thái độ và hành vi bạo lực để đáp trả. 

C. Bình tĩnh, tìm đường thoát khi xảy ra bạo lực gia đình. 

D. Nhờ sự can thiệp của người đáng tin cậy. 

d/ Bạo lực gia đình không gây ra những hậu quả trực tiếp gì? 

A. Gây tổn hại tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình. 

B. Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình. 

C. Gây ảnh hưởng xấu tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình. 

D. Gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt tới cộng đồng xã hội.

Trả lời: Cách làm:a) Đọc kỹ câu hỏi và đọc lựa chọnb) Phân tích từng lựa chọn để xác định hành vi bạo lực gia... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 2. Nối ý ở cột I với ý cột II sao cho phù hợp:

I

 

II

A. Khi có nguy cơ bị người nhà đánh

 

1. Cần kiềm chế cảm xúc, không dùng những lời nói, hành vi khiêu khích, chọc giận.

B. Khi bị người nhà mắng lúc họ không tỉnh táo (say rượu, tức giận,....)

 

2. cần nói/ gọi điện cho người thân hoặc cá nhân/ cơ quan có trách nhiệm trong cộng đồng

C. Khi bị người nhà đánh gây thương tích

 

3. cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa

D. Khi thường xuyên bị người nhà đánh mắng, bắt làm việc nặng nhọc vượt quá khả năng của bản thân

 

4. cần tìm cách lánh tạm đi chỗ khác

E. Khi thấy thành viên trong gia đình bị đánh

 

5. cần rời nhà đến ở nhà họ hàng hoặc Nhà tạm lánh ( Ngôi nhà Bình Yên)

G. Thấy hàng xóm nhiều lần đánh con

 

6. cần nhờ sự trợ giúp của tổ tư vấn, tổ hoà giải

Trả lời: Cách làm:- Đọc kỹ các ý ở cột I và cột II để hiểu rõ nội dung của từng ý.- Dựa vào nội dung của từng... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 3. Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao?

a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai. 

b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra chỗ khác. 

c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại. 

d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống. 

e) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học.

g) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho.

Trả lời: Cách làm:1. Xác định từng hành động trong các tình huống và đưa ra lập luận để giải thích vì sao... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 4.  Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây? 

a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em. 

c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập

d)  Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.

Trả lời: a) Chị H có thể thử nói chuyện với bố mẹ, giải thích về tác hại của việc kết hôn sớm, về quy định... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 5. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những quan điểm sau:

a) Bạo lực gia đình nói nhiều thứ tiếng, nhiều màu da và sống ở nhiều cộng đồng khác nhau. 

b) Chúng ta càng không nói về bạo lực gia đình, chúng ta càng né tránh vấn đề này thì chúng ta càng mất mát.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ yêu cầu của đề bài.2. Tóm tắt ý chính của mỗi quan điểm... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 6. Hãy viết về một trường hợp bạo lực gia đình mà em biết qua sách báo, phim ảnh hoặc cuộc sống. Chia sẻ suy nghĩ của em về trường hợp đó.

Trả lời: Cách làm:1. Đọc câu hỏi và hiểu rõ nội dung.2. Tìm hiểu về vấn đề bạo lực gia đình qua sách báo,... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.03439 sec| 2139.664 kb