Giải bài tập sách bài tập (SBT) Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Hướng dẫn giải bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Trong sách bài tập (SBT) lịch sử lớp 10 có chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục, bài 2 là vở bài tập mang tên "Tri thức lịch sử và cuộc sống" trang 11. Đây là một phần trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn để giúp học sinh học tốt hơn.

Hướng dẫn giải bài 2 này cung cấp các hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết cho học sinh. Hy vọng rằng bằng cách này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về bài học và có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

Đây là một cách tiếp cận mới giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.

Với cách giải chi tiết và hướng dẫn cụ thể, học sinh sẽ có cơ hội phát triển kiến thức và kỹ năng tốt hơn trong việc học lịch sử và kết nối với cuộc sống thực tế.

Bài tập và hướng dẫn giải

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7 dưới đây.

1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

2. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

 (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp.

4. Sử liệu là gì?

A. Là toàn bộ những sử liệu chứa đựng thông tin về quá khứ của loài người.

B. Là toàn bộ những sử liệu hiện vật phản ánh về quá khứ của loài người.

C. Là toàn bộ những sử liệu chữ viết phản ánh về quá khứ của loài người.

D. Là toàn bộ những sử liệu gốc phản ánh về quá khứ của loài người.

5. Quan sát các hình 1, 2, 3 (trong Bài tập 2 dưới đây) và cho biết đó là các loại sử liệu nào?

A. Sử liệu hiện vật, sử liệu chữ viết, sử liệu gốc.

B. Sử liệu chữ viết, sử liệu gốc.

C. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu hiện vật.

D. Sử liệu gốc, sử liệu hiện vật, sử liệu đa phương tiện.

6. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng cơ bản của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

7. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tài liệu lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Trả lời: Để trả lời các câu hỏi lịch sử đó, ta có thể làm như sau:Câu 1: Để xác định ý trả lời đúng cho câu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

BÀI TẬP 2: Khai thác những hình ảnh, nội dung sau đây và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập 

TT

Dữ liệu lịch sử

Suy luận về ý nghĩa

1

 

 

Một bức vẽ trên vách hang (Ở Bun-ga-ri) có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người nguyên thuỷ.

 

Giúp được người đời sau biết được phần nào về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ (biết săn bắn những con thú có trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống, biết đến nghệ thuật – vẽ tranh,…)

2

 

 

Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành năm 1902.

 

?

3

 

 

Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 02/09/1945.

?

4

 

 

 

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sứ thần nhà Lê biên soạn, được khắc in năm 1697, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2897 TCM đến năm 1675 đời vua Lê Gia Thông nhà Lê.

 

?

5

 

 

Một trong những bỗ sách về lịch sử Việt Nam được các nhà sử học biên soạn và xuất bản vào những năm đầu thế kỷ XXI, đề cập đến những vấn đề nổi bật của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến những tập kỷ đầu thế kỷ XXI.

 

?

Trả lời: Cách làm:1. Xác định các thông tin cần khai thác từ dữ liệu lịch sử được cung cấp.2. Suy luận về ý... Xem hướng dẫn giải chi tiết

BÀI TẬP 3. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường em đang học tập theo gợi ý sau:

— Trường em được thành lập từ bao giờ?

— Một số truyền thống tốt đẹp của trường em trên các mặt, ví dụ: về phong trào dạy tốt — học tốt, về văn nghệ, thể thao, về phong trào thiện nguyện — kết nối với cộng đồng,...

— Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó.

Trả lời: Cách làm:1. Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử thành lập của trường2. Nghiên cứu về các truyền thống... Xem hướng dẫn giải chi tiết

BÀI TẬP 4: Hãy chia sẻ những hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà em đã được trải nghiệm hoặc em biết. Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao nhất? Vì sao?

Trả lời: Cách làm:1. Đầu tiên, bạn có thể liệt kê các hình thức học tập và tìm hiểu lịch sử mà bạn đã trải... Xem hướng dẫn giải chi tiết

BÀI TẬP 5: Liên hệ và cho biết một số truyền thống tốt đẹp được hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các truyền thống đó được phát huy như thế nào trong bối cảnh đại dịch Covid-19?

Trả lời: Cách làm:1. Trình bày các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như yêu nước, đoàn kết, tương... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04129 sec| 2195.719 kb