Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 7 Xác định mục tiêu cá nhân
Xác định mục tiêu cá nhân trong sách Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 7
Trong bài 7 của sách Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều, việc xác định mục tiêu cá nhân là một phần quan trọng giúp học sinh hiểu rõ về bản thân và đề ra những mục tiêu cụ thể cho bản thân trong tương lai.
Phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách xác định mục tiêu cá nhân, từ đó áp dụng vào cuộc sống thực tế. Qua đó, hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức bài học và phát triển bản thân theo hướng tích cực.
Bài tập này giúp học sinh phát triển kỹ năng tự đề ra mục tiêu, lập kế hoạch và theo đuổi chúng, từ đó giúp họ tự tin hơn trong việc định hình tương lai và đạt được thành công trong cuộc sống.
Bài tập và hướng dẫn giải
MỞ ĐẦU
Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và kết nối các hình ảnh đó thành một câu chuyện liên quan đến chủ đề bài học.
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a) Em hãy gọi tên các mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mỗi hình ảnh.
b) Theo em, mục tiêu cá nhân là gì? Nếu căn cứ vào thời gian thực hiện mục tiêu thì có thể chia thành những loại mục tiêu nào?
2. Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân
Em hãy đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi
CUỘC THI BƠI CỦA NGƯỜI THỦY DO THÁI
Chuyện xảy ra tại một trường học của người Do Thái, thầy giáo đưa các học trò của mình tới một vịnh nhỏ để thị bởi xem ai có thể bơi xa nhất. Một số học sinh liền lao mình xuống nước và bắt đầu bơi, số còn lại bối rối đứng trên bờ, không tham gia cuộc thi. Thầy giáo chèo một chiếc thuyền lớn theo sau học trò của mình. Bởi chưa được nửa dặm, tất cả đều trèo lên thuyền của thầy vì cảm thấy kiệt sức không thể bơi tiếp. Người thầy chỉ cười và tiếp tục chèo thuyền ra xa hơn. Khi cách bờ khoảng một dặm, thầy ra lệnh cho học sinh nhảy ra khỏi thuyền và bơi vào bờ ngay vì thuyền sắp chim. Tất cả nhảy xuống, gắng hết sức bơi vào bờ mà không dám ngoái đầu trở lại, thầy giáo vẫn bơi đằng sau nhưng luôn giữ một khoảng đủ để quan sát và hỗ trợ khi cần.
Một lát sau, tất cả các học trò đều bơi vào bờ bình an vô sự. Nhìn những học trò không dám bơi, thầy hỏi tại sao các em không tham gia? Các học trò đó trả lời vì họ thấy biển mênh mông, không biết bơi đi đâu nên họ cảm thấy bối rối, sợ hãi mà bỏ cuộc ngay từ đầu. Thầy hỏi những học sinh đã dũng cảm bởi rằng tại sao các em sớm dừng lại khi bơi ra biển, nhưng khi bơi vào bờ thì các em lại bởi được quãng đường còn dài hơn gấp đôi quãng đường đã bởi ra, khi sức lực cũng đã mệt mỏi. Các học sinh ấp úng nhìn nhau không ai trả lời được lí do của sự việc này. Thầy giáo nhìn các trò đang chăm chú nghe rồi nói tiếp: Như các em vừa trải qua, bờ biển là mục tiêu rõ ràng. Có mục tiêu rõ ràng và không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các em đã dựa vào chính mình và về đích. Còn khi bơi từ trong bờ ra biển mênh mông, không thấy được mục tiêu trước mặt nên các em nhanh chóng rơi vào cảm giác sợ hãi, rồi dần trở nên tuyệt vọng.... Không có mục tiêu, các em sẽ sợ hãi trước mọi thử thách giống như nhóm bạn ngồi trên bờ không tham gia cuộc thi. Nhưng khi có mục tiêu rõ ràng, mọi khó khăn sẽ trở thành chuyện nhỏ. Khi làm việc không có mục tiêu, không rõ được mục đích thì mọi việc dù nhỏ cũng trở thành khó khăn không thể vượt qua.
(Theo Chuyên trang Nhịp sống kinh tế – Báo điện tử Tổ Quốc, ngày 17/8 /2020)
Câu hỏi:
a) Theo em, vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?
b) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.
3. Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
a) Cách xác định mục tiêu cá nhân
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin. Để thành công trong cuộc sống, mỗi người có một cách xác định mục tiêu cá nhân khác nhau. Chìa khoá để việc xác định mục tiêu có hiệu quả là xác định rõ các mục tiêu của bạn. Một trong những cách xác định mục tiêu cá nhân được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng mô hình S. M.A.R.T. Cụm từ S.MART là viết tắt của các từ:
Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, nguồn lực và cách thức thực hiện.
Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được về mức độ, số lượng.
Attainable: Mục tiêu phải khả thi, căn cứ vào cuộc sống hiện tại để thiết lập một đích đến.
Relevant: Mục tiêu phù hợp, tập trung vào điều bạn thực sự mong muốn.
Time – bound: Mục tiêu phải xác định được thời hạn hoàn thành cụ thể.
(Theo sách Đừng để mục tiêu như diều không gió, S.M.A.R.T goals made simple: 10 bước để thiết lập và đạt được mục tiêu SMARTS.J.Scott,, Tâm An dịch; NXB Công thương; 2022)
Trường hợp 1. Khuê đặt mục tiêu tiết kiệm được 180 000 đồng trong ba tháng hè để tự mua một đôi giày cho năm học mới. Để đạt mục tiêu đó, Khuê tính toán số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng là 60 000 đồng (mỗi tuần tiết kiệm 15.000 đồng). Hằng tuần, Khuê đều kiểm soát xem bản thân có thực hiện đúng mục tiêu đề ra hay không. Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng, sau ba tháng, Khuê đã có được số tiền như dự kiến.
Trường hợp 2. Nga đặt mục tiêu luyện tập thể dục để phát triển thể lực, nâng cao sức khoẻ bản thân. Mục tiêu là vậy nhưng Nga không có kế hoạch rõ ràng mà rất tùy hứng, có khi cả tuần Nga chỉ dành được một buổi để tập thể dục. Vì luyện tập thiếu khoa học như vậy nên Nga cảm thấy áp lực với kế hoạch của của bản thân đã đề ra.
Câu hỏi:
Em hãy sử dụng mô hình S.M.A.R.T trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.
b. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Mặc dù có niềm đam mê với môn tiếng Anh nhưng Lan nhận thấy kĩ năng giao tiếp của mình còn chưa tốt. Ba tháng nữa nhà trường sẽ tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài nên cô giáo phân công Lan hùng biện về chủ đề “Học sinh với vấn đề bảo vệ môi trường". Lan đã xác định mục tiêu của mình là cải thiện kĩ năng giao tiếp và hùng biện bằng tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu đó, Lan đã lập kế hoạch cụ thể như sau:
+ Mỗi tháng sẽ ghi nhớ và luyện phát âm chính xác được khoảng 150 – 200 từ liên quan đến chủ để hùng biện,
+ Mỗi tuần dành một buổi luyện nói cùng các bạn trong nhóm hùng biện để tăng khả năng giao tiếp và lắng nghe ý kiến góp ý của thầy cô ở trường cho chủ đề hùng biện của mình.
+ Mỗi ngày ghi nhớ 5 – 7 từ liên quan đến chủ đề hùng biện, dành tối thiểu 30 phút để luyện phát âm;
+ Sắp xếp việc học tập, dành sự ưu tiên hàng đầu trong ba tháng tới là luyện các kĩ năng hùng biện tiếng Anh từ những kĩ thuật cơ bản nhất như lên giọng đúng lúc, ngắt nghỉ nhịp nhàng và biểu cảm ngôn ngữ cơ thể; phương tiện hỗ trợ là máy ghi âm để có thể theo dõi sự tiến bộ kĩ năng nói qua mỗi ngày.
Câu hỏi:
a) Em hãy xác định tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trái với nội dung tương ứng ở cột phải.
b) Em hãy sử dụng các bước lập kế hoạch ở thông tin để nhận xét về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của bạn Lan trong trường hợp trên.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Em đã từng thực hiện mục tiêu cá nhân nào chưa? Hãy chia sẻ mục tiêu gần nhất mà em đạt được. Hãy liệt kê một mục tiêu ngắn hạn, một mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn mà em cho rằng quan trọng với bản thân.
Bài tập 2: Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong các trường hợp dưới đây:
a. Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200.000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà.
b. Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục
c. Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình.
d. Bạn T đặt mục tiêu trong năm học này sẽ tiết kiệm được 50.000 đồng để ủng hộ học sinh nghèo từ việc thu gom giấy vụn.
e. Bạn V đặt mục tiêu mỗi ngày dành một giờ để phụ giúp bố mẹ các công việc nhà.
Bài tập 3: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích lũy được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống
B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu hơn
C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu
D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.
Bài tập 4: Đầu năm học, P quyét tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nahf. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P
b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?
Bài tập 5: Em hãy xác định một mục tiêu cá nhân của bản thân và lập kế hoạch để thực hiện muc tiêu đó.
VẬN DỤNG
Bài tập 1: Em hãy thực hiện kế hoạch đã đề ra ở bài tập 5.
Bài tập 2: Em hãy áp dụng mô hình S.M.A.R.T để xác định một mục tiêu cụ thể (ngắn hạn, dài hạn) của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp.