Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 1 Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam

Giải bài 1: Sách Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều

Trong sách Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều, bài tập "Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam" được giải chi tiết, đầy đủ. Phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải cụ thể cho từng câu hỏi giúp học sinh nắm vững kiến thức. Mục tiêu của bài học này là khuyến khích học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, từ đó giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hy vọng, thông qua việc học bài này, các em sẽ hiểu rõ hơn về nền văn hoá đặc sắc và truyền thống hào hùng của đất nước Việt Nam.

Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

     Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên các truyền thống văn hoá tốt đẹp. Cùng với thời gian, những truyền thống đó đã được kế thừa, phát triển và trở thành niềm tự hào của các thế hệ người Việt. Trong bài hát “Hào khí Việt Nam” sáng tác của nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng có đoạn:

Việt Nam ơi, giống hùng thiêng, ngàn năm lưu danh sử sách

Mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân, cùng trăm con, xây cơ đồ.

......

Nhà Nam ta, đất với trời bao la, tuyệt nhiên thiên thư còn đó.

Giặc bao phen, khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa.

Sông Hát, hồn thiêng ơi, ngàn sau cháu con ghi lòng.

Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thây bao quân xâm lấn.

Lớp lớp người chung tay, dựng xây gấm son san hà.

Cho nước Việt Nam ta, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.

.........

 Em hãy tìm trong đoạn trích trên những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời: Viết cách làm:Bước 1: Đọc kỹ đoạn trích bài hát “Hào khí Việt Nam” và tìm những câu từ liên quan đến... Xem hướng dẫn giải chi tiết

KHÁM PHÁ

1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

      Thông tin 1. Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người, cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang.

(Theo Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 4, NXB Chính trị quốc gia, tr.280-281)

       Thông tin 2. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm giữa Thủ đô Hà Nội, là biểu tượng muôn đời của văn hiến và trí tuệ Việt. Vườn bia tiến sĩ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Bia tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài, thể hiện ở tư tưởng coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, là nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi Nhà nước tổ chức trao học hàm, học vị cho những trí thức tiêu biểu, khen tặng cho học sinh, sinh viên xuất sắc và tổ chức hội thơ hàng năm vào Rằm tháng Giêng.

(Lược theo Đoàn Thị Thanh Thuý, Di sản văn hoá Văn Miếu – Quốc Tử Giám với giá trị lịch sử, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 409, tháng 7-2018, tr.25-28)

Câu hỏi: 

a) Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin trên?

b) Hãy chia sẻ về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết.

c) Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:1. Đọc thông tin cẩn thận để hiểu rõ về... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

 

Câu hỏi:

a) Em hãy mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. Những hành động, việc làm đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam như thế nào?

b) Hãy kể tên những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết.

Trả lời: Để trả lời câu hỏi trên, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:1. Xác định hành động và việc làm... Xem hướng dẫn giải chi tiết

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

     Trường hợp 1. Cô giáo Đoàn Thị Liệp, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, hơn nửa đời người gắn bó với bục giảng, mong ước của cô chỉ đơn giản là: “Tôi mong các em chịu học văn, trong văn có đạo đức làm người và sẽ làm xã hội mình tốt đẹp hơn”. Thực hiện mong ước đó, Cô giáo Liệp đã biến chiếc áo dài trên lớp thành những bài giảng Ngữ văn trực quan sinh động, thấm đẫm tình yêu đất nước. Với bài Rừng xà nu, cô lên ý tưởng vẽ rừng cây vươn lên cao vút như mũi tên đón nắng, có sức sống mãnh liệt dưới bom đạn, bên cạnh là ngôi nhà đặc trưng Tây Nguyên. Với “Sóng” của Xuân Quỳnh là tà áo dài xanh nước biển với con sóng tung bọt trắng xoá . “Vợ nhặt” là chiếc áo dài có nhiều mảnh vá tái hiện người vợ nghèo của Tràng. Có học trò đã kể: “Con nhớ đến chiếc áo dài của cô, nhớ đến dòng sông Đà xanh màu ngọc bích, rồi từ đó, từng lời giảng của cô cứ tuôn ra trong đầu con và con viết theo”.

(Theo VTV3, Điều ước thứ 7, ngày 29/8/2015)

     Trường hợp 2. Hưởng ứng cuộc thi viết về “Truyền thống dân tộc trong đời sống thế hệ trẻ” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện X tổ chức, bạn Minh quyết định lựa chọn viết về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Với Minh, đây là một trong những truyền thống tiêu biểu, quý báu của dân tộc Việt Nam rất cần được giữ gìn và lan toả.

Câu hỏi:

a) Trong trường hợp 1, cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào?

b) Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2.

c) Em học được điều gì từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh?

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ trường hợp 1 và trường hợp 2 để hiểu rõ nội dung và tình huống.2. Xác định câu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.

C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Trả lời: Cách làm:Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và các nhận định đã cho.Bước 2: Xác định ý kiến của mình với mỗi... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 2: Em hãy nêu những việc em đã làm được, những việc em chưa làm được và khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam theo gợi ý sau:

Tên truyền thống

Việc đã làm được

Việc chưa làm được và cách khắc phục

 

 

 

 

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ câu hỏi và ghi ra các truyền thống của dân tộc Việt Nam được nêu ra.2. Liệt kê... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 3: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Khi đọc thông tin, năm 2014 đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là di sản văn hoá phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, bạn Q cho rằng Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân tộc của địa phương được vinh danh chứ không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em có đồng tình với ý kiến của Q không? Vì sao?

b. Sau hai lần đạt giải cao trong cuộc thi Tin học văn phòng thế giới dành cho học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 13 đến 22, bạn Giang đã chia sẻ với các bạn trong lớp “Mỗi lần tham gia dự thi ở nước ngoài, khi Việt Nam được nêu tên trên trường quốc tế, mình rất tự hào vì đã góp phần phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Nghe Giang chia sẻ, nhiều bạn băn khoăn không biết việc Giang đạt giải quốc tế thì liên quan gì đến truyền thống của dân tộc.

Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các bạn trong lớp của Giang?

Trả lời: Cách làm:1. Đọc kỹ cả hai tình huống và hiểu rõ ý nghĩa của chúng.2. Xác định ý kiến của từng bên và... Xem hướng dẫn giải chi tiết

VẬN DỤNG

Bài tập 1: Em hãy vẽ tranh hoặc sáng tác thơ, viết truyện, viết kịch,... về chủ đề: Việt Nam trong trái tim em.

Trả lời: Cách làm:1. Nghiên cứu về Việt Nam, về văn hóa, lịch sử, địa lý và các đặc điểm nổi bật của đất... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập 2: Em hãy tham gia một hoạt động giới thiêu về truyền thống dân tộc Việt Nam do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân từ hoạt động đó.

Trả lời: Cách làm:Bước 1: Liên hệ với nhà trường, địa phương để biết thông tin về các hoạt động giới thiệu về... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.44771 sec| 2193.383 kb