Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình
Đánh giá sách Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình
Sách Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 6 về Phòng, chống bạo lực gia đình là một sách giáo khoa hữu ích giúp học sinh hiểu rõ vấn đề quan trọng này. Phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học.
Sách cung cấp những bài tập cụ thể, dễ hiểu và giải thích rõ ràng về các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình. Nó giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc ngăn chặn và đối phó với bạo lực trong gia đình.
Hy vọng rằng, sách Giải bài tập công dân lớp 8 Cánh diều bài 6 sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và nhận thức về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình.
Bài tập và hướng dẫn giải
MỞ ĐẦU
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng ta phải cùng chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.
Em hãy cùng các bạn nêu những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.
KHÁM PHÁ
1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Em hãy đọc các trường hợp, quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Do ghen tuông vô cớ, anh A thường đánh mắng vợ, gây bức xúc cho khu dân cư, thậm chí anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.
Trường hợp 2. Chị B ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí, khi có việc cần chỉ tiêu, chồng chỉ phải hỏi xin vợ.
Trường hợp 3. Do nghiện chơi trò chơi điện tử, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng K thường xuyên xin tiền của bố mẹ. Khi bố mẹ không cho, K thường bực tức, cố ý đập phá đồ đạc trong gia đình.
Trường hợp 4. Mặc dù sức khoẻ không cho phép, chị T vẫn bị chồng bắt ép sinh thêm con thứ ba.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong mỗi trường hợp trên.
b) Theo em, bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Điều 3. Hành vi bạo lục gia đình (Trích)
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe doạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng,
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí,
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kì thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình,
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lí;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng.
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, li hôn hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp,
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi
n) Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình (Trích)
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này,
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lí hành vi bạo lực gia đình.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình (Trích)
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình,
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, kĩ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lí và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản,
Điều 10. Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình (Trích)
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp 1. Do công việc bận rộn, anh Q thường xuyên về muộn. Vợ anh Q vì nghe lời xúi giục của đồng nghiệp nên đã tìm cách theo dõi, tra hỏi, ay nghiến anh.
Trường hợp 2. Chồng chị H là người nóng tính và cục cằn nên thường đánh, mắng vợ con. Khi biết hàng xóm có ý định báo với cơ quan chức năng về hành vi bạo hành của mình, anh đã tìm cách ngăn cản, đe doạ họ.
Câu hỏi:
a) Căn cứ vào thông tin, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên.
b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình
a. Phòng ngừa bạo lực gia đình
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết các nhân vật ở trong hình ảnh đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.
b) Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.
A. Vì không sinh được con trai nên chị X đã bị chồng và gia đình chồng ghét bỏ, cưỡng ép phải sinh thêm dù đã có 3 con.
B. Chị H thường xuyên hắt hủi mẹ chồng, khiến bà phải bỏ nhà ra đi.
C. Anh A không cho vợ đi làm và giao lưu với các bạn, hàng tháng, anh chi cho vợ một khoản chi phí sinh hoạt rất nhỏ.
D. Do không đồng ý với quyết định phân chia tài sản của bố mẹ, anh em V xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.
Bài tập 2: Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi nào vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Anh Đ báo tin cho Ủy ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thườn xuyên bạo hành mẹ đẻ.
B. Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện.
C. Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình.
D. Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu.
Bài tập 3: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau
a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hàng ngày.
b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.
Bài tập 4: Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: "Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau" khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.
VẬN DỤNG
Bài tập 1: Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.
Bài tập 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: phê phán các hành vi bạo lực gia đình.