Giải bài tập Chuyên đề Hoá học 10 chân trời sáng tạo bài 6 Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy

Hướng dẫn giải bài 6 chuyên đề Hoá học 10: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy

Trong sách Giải bài tập Chuyên đề Hoá học 10 chân trời sáng tạo, bài 6 trang 38, chúng ta sẽ được hướng dẫn chi tiết về các khái niệm liên quan đến điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy. Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh hiểu rõ hơn về các vấn đề này và áp dụng chúng vào giải các bài tập thực hành.

Qua sách này, các em sẽ được hưởng các kỹ năng vận dụng trí thức vào thực tiễn. Hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết trong sách sẽ giúp học sinh nắm bắt bài học một cách hiệu quả và rõ ràng hơn. Hy vọng rằng, sau khi học xong chuyên đề này, học sinh sẽ có kiến thức vững chắc và tự tin hơn khi giải các bài tập liên quan.

Bài tập và hướng dẫn giải

1. ĐIỂM CHỚP CHÁY, NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY, NHIỆT ĐỘ NGỌN LỬA

Câu hỏi 1. Quan sát Bảng 6.1, cho biết nhiên liệu nào là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy. 

Câu hỏi 2. Giải thích vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu hoả.

Câu hỏi vận dụng 

Điểm chớp cháy được áp dụng trong các quy định an toàn và vận chuyển. Cục Hàng không Việt Nam đã quy định: Tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hoá nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60°C. Quan sát Bảng 6.2, hãy cho biết các hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu nào. 

Câu hỏi 3. Hãy phân biệt hai khái niệm “điểm chớp cháy” và “nhiệt độ tự bốc cháy”.

Câu hỏi 4. Hãy cho biết nhiên liệu nào trong Bảng 6.3 có khả năng gây cháy, nổ cao nhất. 

Câu hỏi vận dụng

Hãy giải thích vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy. 

Câu hỏi 5. Phân biệt hai khái niệm “ điểm chớp cháy ” và “ nhiệt độ ngọn lửa ”.

Câu hỏi 6. Vì sao nhiên liệu cháy trong không khí tạo ra nhiệt độ ngọn lửa thấp hơn so với cháy trong oxygen tinh khiết? 

Trả lời: Câu hỏi 1. Chất lỏng dễ cháy: xăng, propane, pentane, diethyl ether, acetone, benzene,... Xem hướng dẫn giải chi tiết

2. NHỮNG NGUY CƠ VÀ CÁCH GIẢM NGUY CƠ GÂY CHÁY, NỔ; CÁCH XỬ LÍ KHI CÓ CHÁY, NỔ

Câu hỏi 7. Hãy kể tên nguồn nhiệt, nguồn phát sinh chất cháy và nguồn phát sinh chất oxi hoá có trong các Hình 6.2, 6.3 và 6.4. 

Câu hỏi luyện tập Hãy nêu một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ từ các vật dụng, thiết bị trong gia đình.

Câu hỏi vận dụng: Hãy mô tả cấu tạo của một loại bình chữa cháy thông dụng và cho biết cách sử dụng loại bình này. 

Câu hỏi 8. Quan sát Hình 6.5, hãy mô tả chi tiết quy trình 4 bước theo tiêu lệnh chữa cháy khi xảy ra hoả hoạn.

Trả lời: Câu hỏi 7. Nguồn nhiệt: tia sét, Mặt Trời, nguồn điện.Nguồn phát sinh chất cháy: trạm... Xem hướng dẫn giải chi tiết

BÀI TẬP

1. Điểm chớp cháy là

A. nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.

B. nhiệt độ cao nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.

C. nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí.

D. nhiệt độ cao nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí.

2. Nhiệt độ tự bốc cháy là

A. nhiệt độ cao nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

B. nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

C. nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

D. nhiệt độ cao nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển. 

3. Tinh dầu trầm hương được chiết xuất từ nhựa cây Dó bầu bị nhiễm dầu (tụ trầm) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Một số tác dụng của tinh dầu trầm hương được biết đến như: giảm căng thẳng, giảm nguy cơ trầm cảm, ngủ ngon giấc hơn; ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư; tốt cho hệ tiêu hoá; giảm triệu chứng dị ứng ở đường hô hấp trên; chăm sóc da do đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxi hoá;... Tinh dầu trầm hương có điểm chớp cháy là 51°C. Hãy cho biết tinh dầu trầm hương được gọi là chất lỏng dễ cháy hay chất lỏng có thể gây cháy.

Trả lời: 1. Đáp án A.2. Đáp án B.3. Tinh dầu trầm hương là chất lỏng có thể gây cháy vì có điểm chớp cháy... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04197 sec| 2160.781 kb