Bài 3: Hòa bình, hợp tác và phát triển
Bài 3: Hòa bình, hợp tác và phát triển
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hòa bình, hợp tác và phát triển. Hòa bình được hiểu là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột giữa các quốc gia, dân tộc hoặc các nhóm chính trị xã hội. Đây là điều đối lập với chiến tranh và thường không duy trì liên tục mà có thể bị gián đoạn. Hợp tác là việc cùng chung sức làm việc, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc lĩnh vực nào đó. Việc hợp tác giúp các bên phát triển và tiến xa hơn. Phát triển là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, một tổ chức hay một xã hội.
Trong khi những điều em biết liên quan đến định nghĩa cơ bản của hòa bình, hợp tác và phát triển, những điều còn muốn biết bao gồm các biểu hiện của hòa bình, hợp tác và phát triển; ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng trong xã hội; cũng như mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây là những khía cạnh quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những giá trị và cơ sở của một xã hội hài hòa, phồn thịnh và phát triển.
Bài tập và hướng dẫn giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về hòa bình và hợp tác
a. Bằng những kiến thức đã biết về hòa bình, hợp tác, thảo luận nhóm và ghi những thông tin phù hợp vào bảng theo mẫu dưới đây:
Hòa bình | Hợp tác | |
Quan niệm | ||
Biểu hiện | ||
Ý nghĩa, tầm quan trọng | ||
Trách nhiệm của học sinh |
b. Lấy ví dụ thực tế về một số hoạt động bảo vệ hòa bình mà lớp em/ trường em/ địa phương em đã tổ chức?
c. Lấy ví dụ thực tế về một số hoạt động hợp tác giữa địa phương em với các địa phương khác, giữa Việt Nam với các nước khác?
2. Tìm hiểu về phát triển
a. Khái niệm phát triển (sách giáo khoa (SGK))
b. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển đất nước (sách giáo khoa (SGK))
c. Thảo luận nhóm
Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ thực tế để chứng minh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến phát triển xã hội và phát triển con người? Cho ví dụ thực tế để chứng minh?
Lấy một ví dụ thực tế của địa phương em hoặc trên đất nước về việc thực hiện chủ trương phát triển bền vững của Đảng ta.
d. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước.
Hãy ghi những việc làm phù hợp của học sinh để góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước:
- Chăm chỉ học tập
- Tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống
- Tập thể dục thể thao
3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển.
Đọc, suy ngẫm và lí giải về các ý kiến dưới đây:
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các cộng đồng, quốc gia, giữa các nhóm, giữa các cá nhân là cách bảo vệ hòa bình vững chắc nhất
- Hòa bình và hợp tác là yếu tố quan trọng, thuận lợi để phát triển cá nhân, cộng đồng, đất nước.
- Phát triển cá nhân, cộng đồng, đất nước, giúp cho việc bảo vệ hòa bình và hợp tác thêm hiệu quả.
C. Hoạt động luyện tập
1. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hòa bình, hợp tác và phát triển
2. Em/ nhóm em/ lớp em/ trường em đã tham gia những hoạt động bảo vệ hòa bình, hoạt động hợp tác, hoạt động phát triển cộng đồng nào? Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động đó? Em có mong muốn, đề xuất gì cho các hoạt động tiếp theo?
3. Em nghĩ gì về hành vi bạo lực ở học sinh Trung học cơ sở hiện nay?
Trường em có hiện tượng này không? Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Em và các bạn cần làm gì để phòng chống các hành vi bạo lực học đường?
4. Cùng các bạn trong nhóm vẽ một bức tranh hoặc xây dựng một thông điệp để bảo vệ hòa bình/ về hợp tác/ về phát triển cộng đồng, đất nước.
D. Hoạt động vận dụng
1. Cùng các bạn trong nhóm, trong lớp hợp tác lập kế hoạch một hoạt động phòng chống bạo lực học đường ở lớp/ ở trường em và thực hiện hoạt động đó theo kế hoạch đã lập ra.
2. Cùng các bạn trong nhóm, trong lớp hợp tác lập kế hoạch một hoạt động phát triển cộng đồng và thực hiện hoạt động đó theo kế hoạch đề ra.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1. Tìm hiểu một số hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới.
2. Tìm hiểu về một số hoạt động hợp tác của địa phương em/ của nước ta với các địa phương khác/ nước khác trên thế giới
3. Tìm hiểu một số thành tựu phát triển nổi bật của địa phương em, của nước ta (trên các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường)