2.61Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18....

Câu hỏi:

2.61 Hai thanh dầm thép đồng chất, có trọng tâm tại A và B, đặt chồng lên nhau như hình 2.18. Thanh dài hơn có trọng lượng 10 kN.

a) Xác định hợp lực (độ lớn P và giá) của các trọng lực tác dụng lên hai thanh dầm.

b) Hai thanh dầm được đặt lên các cột đỡ tại O$_{1}$ và O$_{2}$. Để hệ đứng yên thì hợp lực $\vec{F}$ của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với hợp lực $\vec{P}$ xác định ở câu a. Hỏi mỗi cột đỡ chịu một lực bằng bao nhiêu?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Văn Long
a) Phương pháp giải:
- Áp dụng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều cho hai trọng lực $\vec{P_{1}}$ và $\vec{P_{2}}$ của hai thanh, ta xác định được hợp lực $\vec{P}$ như hình 2.61G.
- Hai thanh dầm đồng chất, dựa vào hình vẽ ta có thể thấy thanh A có khối lượng bằng một nửa khối lượng thanh B.
- Độ lớn $P=P_{1}+P_{2}$ = 5 + 10 = 15 (kN)
- Giá của $\vec{P}$ đi qua điểm O chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ: $\frac{OA}{OB}=\frac{P_{2}}{P_{1}}=\frac{10}{5}=2$
- Khoảng cách giữa giá của $\vec{P_{1}}$ và $\vec{P_{2}}$ là $\frac{L}{4}$, nên khoảng cách từ giá của $\vec{P}$ đến giá của $\vec{P_{1}}$ và $\vec{P_{2}}$ lần lượt là $\frac{L}{6}$ và $\frac{L}{12}$.

b) Phương pháp giải:
- Hợp lực $\vec{F}$ của các lực đỡ bởi hai cột phải cân bằng với $\vec{P}$.
- $\vec{F}$ ngược chiều và có giá trùng với giá của $\vec{P}$.
- Vì $\vec{F}$ là hợp lực của hai lực đỡ $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ song song, cùng chiều nên ta có $F_{1}+F_{2}=F=15kN$.
- Từ tỉ lệ giữa F$_{1}$ và F$_{2}$, ta xác định được lực mà mỗi cột đỡ phải chịu là: $F_{1}=8,75$ kN và $F_{2}=6,25$ kN.
Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.39038 sec| 2171.078 kb