Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 7 cánh diều bài 10 Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Giải bài tập sách bài tập (SBT) KHTN 7 cánh diều
Trong cuốn sách giải bài tập (SBT) Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, các em sẽ được cung cấp đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trong chương trình học. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức bài học. Công việc của sách không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn giúp các em phát triển khả năng tự học và giải quyết vấn đề. Hy vọng rằng thông tin trong cuốn sách sẽ giúp các em tự tin và thành công trong việc học tập.
Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 10.1. a) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống to hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
b) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống trầm hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
Bài tập 10.2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Bài tập 10.3. Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
C. Thay đổi tư thế ngồi.
D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Bài tập 10.4. Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Bài tập 10.5. Cho các từ/ cụm từ sau: tần số, truyền, lớn hơn, biên độ. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:
a) Độ cao của âm có liên hệ với … dao động của âm.
b) Âm càng cao khi … càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số … 20 000 Hz.
d) Siêu âm … được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có … khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do … dao động khác nhau.
Bài tập 10.6. Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là
A. 1 Hz.
B. 30 Hz.
C. 60 Hz.
D. 120 Hz.
Bài tập 10.7. Để điều trị một số chấn thương, chẳng hạn như giãn cơ bắp, có thể sử dụng các thiết bị phát ra siêu âm để xoa bóp các vùng bị đau. Siêu âm được sử dụng có tần số khoảng 1 triệu Hz. Chúng ta có thể nghe được âm phát ra từ các thiết bị này không? Vì sao?
Bài tập 10.8. Một quả bóng bàn được treo ở trước loa (hình 10.1). Khi loa phát ra âm có tần số nhỏ, ổn định thì thấy quả bóng bàn dao động.
a) Hãy giải thích hiện tượng này.
b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm:
(i) Cao hơn?
(ii) To hơn?
Bài tập 10.9. An được cô giáo giao chuẩn bị và trình bày trước lớp về nguồn âm và âm mà nó có thể tạo ra. An suy nghĩ và nhận thấy: Có nhiều nhạc cụ có dây căng; khi người chơi gảy các dây này thì có âm phát ra. An dựng lại mô hình dây đàn ghi ta “cao su” như hình 10.2.
Khi thay đổi độ căng của dây cao su, An nhận thấy âm phát ra cao, thấp khác nhau. Khi thay đổi lực kéo của tay lên dây cao su An cũng nhận thấy âm phát ra to, nhỏ khác nhau.
a) Hãy giải thích hiện tượng bằng các khái niệm biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm.
b) Em hãy chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.