Giải bài tập KHTN 8 kết nối tri thức bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Giải bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát từ sách Giải bài tập KHTN 8 kết nối tri thức
Trong sách Giải bài tập KHTN 8 kết nối tri thức, bài 20 giải quyết vấn đề về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Đây là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cuốn sách cung cấp đầy đủ phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập, phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Việc hiểu và nắm vững kiến thức từ bài học này không chỉ giúp học sinh có kiến thức vững chắc mà còn giúp họ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic. Mong rằng, qua việc học tập và giải bài tập từ sách này, các em sẽ trở thành những người học tốt, có kiến thức vững và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Bài tập và hướng dẫn giải
I. VẬT NHIỄM ĐIỆN
Thảo luận: Thí nghiệm 1
Chuẩn bị:
Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.
Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa.
Một số mẩu giấy vụn.
Tiến hành:
Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không?
Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng.
Làm thí nghiệm tương tự, thay dũa nhựa bằng đũa thuỷ tỉnh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.
Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
Thảo luận: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị:
- Hai đũa nhựa và một đũa thuỷ tinh.
- Mảnh vải len (hoặc đạ) và mảnh vải lụa.
- Giá thí nghiệm và dây treo.
Tiến hành:
- Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm. Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rối đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (hình 20.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Câu hỏi 1. Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét gì? Điện tích trên đũa thuỷ tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không?
Câu hỏi 2. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?
Câu hỏi 3. Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.
II. GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT
Thảo luận: Hãy thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi 1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử.
Câu hỏi 2. Electron trong nguyên tử có thế dịch chuyển như thế nào?
Câu hỏi 1. Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.
Câu hỏi 2. Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào?