Giải bài tập 18 Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Chi tiết về sách Giải bài tập 18 Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Sách "Giải bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam" là một phần của cuốn sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Sách cung cấp phần đáp án chuẩn và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trong chương trình học. Mục tiêu của cuốn sách là giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức về hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật của Việt Nam.
Trước khi thảo luận về nội dung sách, học sinh được yêu cầu quan sát hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản được đề cập. Các văn bản bao gồm Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự. Sau đó, sách cung cấp phần giải đáp chi tiết về từng văn bản, giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm và quy định liên quan.
Sau đó, sách mở đầu với một trường hợp tranh luận giữa hai học sinh về khái niệm hệ thống pháp luật. Một học sinh cho rằng hệ thống pháp luật là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong khi học sinh khác không đồng ý và cho rằng hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Cuối cùng, cô giáo giải thích và khẳng định rằng hệ thống pháp luật bao gồm cả ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm luật, được phân định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Mục khám phá của sách đưa ra các câu hỏi dựa trên trường hợp trên để học sinh phân tích chi tiết về hệ thống pháp luật và các yếu tố cấu thành nó. Câu hỏi thách thức học sinh tìm hiểu sâu hơn về ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm luật, và yêu cầu họ đưa ra ví dụ minh họa cho mỗi yếu tố.
Đồng thời, sách cũng giúp học sinh hiểu rõ vai trò và quy định của các văn bản pháp luật quan trọng như Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 2. Em hãy quan sát bảng dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Hệ thống pháp luật Việt nam có bao nhiêu ngành luật và đó là những ngành luật nào?
- Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật kể trên?
Câu 3. Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi
THÔNGTIN.
Điều 2: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này” Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
- Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?
Tình huống.
Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:
- Thưa cô, quyết định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.
B trả lời:
- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.
Cả hai tranh luận khá sôi nổi những vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng.
- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
Câu 4. Em hãy quan sát hành vi được mô tả trong các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với những hành vi vi phạm pháp luật?
Luyện tập
Câu 1. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
b. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
c. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
d. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 2. Em hãy xác định văn bản quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật dưới đây:
a. Bản án hình sự của Toà án nhân dân huyện X.
b. Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học T về việc ban hành Nội quy Kí túc xá sinh viên.
c. Luật Du lịch.
d. Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Y về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Y.
đ. Nghị định của Chính phủ về việc xử lí kỉ luật công chức.
e. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế về việc phát động phong trào thi đua trong ngành y tế.
Câu 3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
A và B là đôi bạn học lớp 10B, trường Trung học phổ thông C và thường cùng nhau đi học bằng xe đạp điện của A. Trên đường đi học, hai bạn gặp đèn đỏ, A nói với B:
- Sao vẫn có người không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, B nhỉ?
B đáp:
- Mình không biết nữa, có lẽ họ không thấy hoặc cố tình vượt. Tuy nhiên, vượt đèn đỏ dễ gây tại nạn, rất nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã được học điều này rồi nhỉ?
A tiếp lời:
- Đúng rồi! Là học sinh, chúng ta nên có ý thức tuân thủ pháp luật.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?
- Những hành vi nào của học sinh trung học phổ mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoạt động nào?
Vận dụng
Câu 1. Em hãy sưu tầm từ 3 đến 5 văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản.
Câu 2. Em hãy thiết kế một sản phẩm có nội dung văn bản pháp luật Việt Nam.
Gợi ý: Sản phẩm có thể dưới hình thức như: vẽ tranh, áp phích, banner,...