Bài tập 6.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Khi tôi ở Mông-gô-me-ri (Montgomery),...
Bài tập 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khi tôi ở Mông-gô-me-ri (Montgomery), A-la-ba-ma (Alabama), tôi đã đến một hiệu bán giày, tên là hiệu giày Gô-rơ-đôn (Gordon). Trong hiệu này có một người giúp việc thường hay đánh giày cho tôi, và phải nói rằng xem anh đánh giày cho tôi thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Anh ta dùng miếng giẻ đánh giày và bạn biết không, anh có thể làm cho miếng giẻ này bật ra âm thanh. Và tôi đã tự nhủ: “Đây thực sự là một tiến sĩ trong việc đánh giày". Bạn thân mến, điều tôi muốn nói với các bạn trong buổi sáng hôm nay, là nếu bạn là một người quét đường, hãy quét đường như thế Mi-ken-lăng-giơ (Michelangelo) đang vẽ tranh, hãy quét đường như thể Han-đeo (Handel) và Bét-tô-ven (Beethoven) đang soạn nhạc; hãy quét đường như thể Sếch-xpia (Shakespeare) đang làm thơ; hãy quét đường hăng say tới nỗi tất cả các thánh thần ở trên thiên đường và con người trên Trái Đất phải dừng lại và thốt lên rằng:Nơi đây có một người quét đường tuyệt diệu, người đã làm thật tốt công việc của mình.
Nếu bạn không thể làm cây thông trên đỉnh đổi
Hãy làm một bụi cây trong thung lũng
Là bụi cây tốt nhất trên sườn đồi
Nếu không thể thành một cái cây cao, thì hãy là một bụi cây
Nếu không thể làm thành đại lộ, thì hãy là một lối mòn
Nếu không thể làm mặt trời, hãy là một ngôi sao
Thắng bại của bạn không phụ thuộc vào tầm vóc
Hãy trở thành người tốt nhất bất kể bạn có là ai.
Và khi làm điều này, khi làm được trọn vẹn điều này, bạn đã làm chủ được chiều dài của cuộc đời.
(Mác-tin Lu-dơ Kinh - Martin Luther King, Ba chiều của một đời sống trọn vẹn, Ngọc Minh dịch, Diễn văn tại nhà thờ Báp-tít - Baptist Tân Ước, Chi-ca-gô - Chicago, Mỹ, 1967)
1. Xác định luận điểm chính của tác giả.
2. Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản.
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
4. Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?
5. Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” ở đây nghĩa là gì?
6. Những nhận định của tác giả trong văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?
- Đọc và Thực hành tiếng ViệtBài tập 1. Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong...
- Bài tập 2.Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ...
- Bài tập 3.Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10,...
- Bài tập 4.Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong sách giáo khoa...
- Bài tập 5.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Trong lựa chọn, đáng sợ nhất là đẩy người...
- Bài tập 7.Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:Mâm ngọc, nhằm quý, giá mươi ngàn!Bình vàng,...
- Bài tập 8.Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Điên rồ" là từ mọi người gọi An-tô-ni-ô...