Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Tình hình phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng sông Hồng

Trong cơ cấu GDP của vùng đồng bằng sông Hồng, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang có những chuyển biến tích cực. Mặc dù ngành nông, lâm ngư nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng thấp nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đang tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống của người dân.

1. Công nghiệp

Ngành công nghiệp ở vùng này đã hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH - HĐH. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% tổng GDP công nghiệp của cả nước vào năm 2002. Đa số giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng. Các ngành công nghiệp trọng điểm là chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. Các sản phẩm công nghiệp phổ biến ở đây có thể kể đến như máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng...

2. Nông nghiệp

a. Trồng trọt: Vùng đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực. Năng suất lúa cao, đạt 56,4 tạ/ha vào năm 2002. Ngoài ra, một số loại cây ưa lạnh như ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải... đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn và vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính.

b. Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển trong vùng.

3. Dịch vụ

Ngành dịch vụ ở vùng này cũng đang phát triển với các lĩnh vực như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và du lịch. Vùng này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn như Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà... Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải và du lịch lớn của vùng.

4. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm

Trong vùng đồng bằng sông Hồng, hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng được xem là trung tâm kinh tế lớn. Tam giác kinh tế quan trọng bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 77 sách giáo khoa (SGK) Địa lí 9 

Dựa vào hình 21.2, em hãy cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng diểm.

Trả lời: Phân bố ngành công nghiệp trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng:- Công nghiệp chế biến lương thực, thực... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Trang 77 sách giáo khoa (SGK) Địa lí 9

Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Trả lời: Quan sát bảng năng suất lúa ta thấy:- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Trang 78 sách giáo khoa (SGK) Địa lí 9 

Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời: Ở miền Bắc nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng, từ tháng 10 năm trước đến tháng 4... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 79 sách giáo khoa (SGK) Địa lí 9 

Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.

Trả lời: Đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002:- Tỉ trọng của khu... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 2: Trang 79 sách giáo khoa (SGK) Địa lí 9 

Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực.

Trả lời: * Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông HồngĐảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 3: Trang 79 skg Địa lí 9 

Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Trả lời: Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Điều đó được thể... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.04859 sec| 2108.141 kb