Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935

Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935

Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 0 1933) đã gây ra sự suy sụp nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Trước tình hình khốn khó này, phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã nổi lên mạnh mẽ, nhưng lại bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Tuy nhiên, các phong trào cách mạng nhanh chóng hồi sinh và chuẩn bị cho một cao trào mới.

Kiến thức trọng tâm

I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới

  • 1. Tình hình kinh tế:
    • Nông nghiệp và công nghiệp đều trải qua giai đoạn suy thoái
    • Xuất nhập khẩu gặp khó khăn nghiêm trọng
    • Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng đột ngột
  • 2. Tình hình xã hội:
    • Nông dân đối mặt với nguy cơ bị nghèo đói
    • Công nhân thất nghiệp tăng cao
    • Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị gặp khó khăn
    • Pháp thực hiện chính sách đàn áp, gây kinh hoàng

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

  • 1. Nguyên nhân:
    • Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
    • Đời sống của người dân khốn khổ
    • Đảng đã ra đời và lãnh đạo phong trào đúng thời điểm
  • 2. Diễn biến:
    • Tháng 2/1930: 3000 công nhân bãi công tại Phú Riêng
    • Tháng 4/1930: 4000 công nhân bãi công tại Nam Định
    • Ngày 1/5/1930: phong trào đấu tranh nổ rộ khắp nơi
    • Tháng 9/1930: phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đạt đỉnh cao
  • 3. Kết quả:
    • Chính quyền thực dân và phong kiến tan rã ở nhiều địa bàn
    • Chính quyền Xô Viết được thành lập
  • 4. Ý nghĩa:
    • Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và năng lực cách mạng của người lao động Việt Nam
    • Là bước chuẩn bị quan trọng cho cách mạng tháng Tám thành công sau này

III. Lực lượng cách mạng được phục hồi

  • Hệ thống Đảng được khôi phục
  • Các tổ chức cách mạng được tái lập
  • Tháng 3/1935, đại hội Đảng lần thứ nhất hội ngộ tại Ma Cao để chuẩn bị cho một giai đoạn cách mạng mới

Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 72 sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 9

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

Trả lời: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) từ các nước tư bản đã nhanh lan sang các nước thuộc... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Trang 75 sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 9

Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh  thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng  dưới sự lãnh đạo của Đảng?

Trả lời: Tất cả những việc làm mà Xô viết Nghệ Tĩnh thực hiện về kinh tế, chính trị, xã hội  và văn hóa... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Trang 76 sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 9

Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù?

Trả lời: Các đảng viên trong nhà tù của bọn thực dân Pháp đã nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 76 sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 9

Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại như thế nào?

Trả lời: Phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935 đã phát triển trở lại, hệ thống tổ chức Đảng ở trong nước... Xem hướng dẫn giải chi tiết

Câu 2: Trang 76 sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 9

Đảng đã kịp thời có những thay đổi gì trong lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng?

Trả lời: Từ năm 1931, Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay... Xem hướng dẫn giải chi tiết
0.03544 sec| 2096.539 kb