2. Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.Câu hỏi 1:- Nguyên tắc pháp chế là gì?...

Câu hỏi:

2. Các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam.

Câu hỏi 1: 

- Nguyên tắc pháp chế là gì? Nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như thế nào?

- Theo em, trong trường hợp nêu trên bà B có bị xử lí hình sự hay không? Tại sao?

Câu hỏi 2:

- Nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự như thế nào?

- Em có đồng tình với câu trả lời của tuyên truyền viên không? Tại sao?

Câu hỏi 3: 

-Nguyên tắc dân chủ là gì? Nguyên tắc này được biểu hiện như thế nào?

- Theo em, trong trường hợp trên A đã thực hiện quyền gì của mình? Việc đóng góp ý kiến của A thể hiện nội dung nào của nguyên tắc dân chủ?

Câu hỏi 4:

Theo em, tại sao B lại được hưởng án treo? Điều này thể hiện nguyên tắc gì của Luật Hình sự Việt Nam?

Câu hỏi 5:

Tại sao tội phạm được biểu hiện dưới dạng hành vi cụ thể?

Câu hỏi 6:

- Theo em, trường hợp nào trong các trường hợp trên người thực hiện hành vi có lỗi?

- Đối với trường hợp không có lỗi, theo em có phải là tội phạm không? Vì sao?

Câu trả lời:
Người trả lời: GV. Đỗ Đăng Ánh

 

Câu hỏi 1: 

Nguyên tắc pháp chế là:

-Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Để thực hiện được các quy định của pháp luật  thì bộ máy nhà nước đóng vai trò  đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng  những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.

Bởi nếu không quy định cụ thể sẽ rất dễ gây ra tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật.

-Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

Những thành phần nói trên  là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước  khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống.

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.

Nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: 

– Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật

Dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý toàn bộ xã hội một cách tập trung và thống nhất. Pháp chế bảo đảm tính thống nhất và tập trung đó, tính thống nhất của pháp chế phản ánh sự thống nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, đồng thơi phản ánh ý chí thống nhất của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật.

Đối với cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan kinh tế hay cơ quan tư pháp đều phải như vậy. Các văn bản quy phạm do các cơ quan Nhà nước ban hành không được trái với luật. Ngay đối với cơ quan lập pháp là Quốc Hội khi ban hành luật cũng phải phù hợp với Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước (Trừ trường hợp khi Quốc hội thấy cần thiết phải ra luật sửa đổi hoặc bổ xung Hiến pháp).

– Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quản triệt để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi

Một khi pháp luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy định thì không có ai có thể nói rằng nên hay không nên tuân theo và chấp hành pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt để, vô điều kiện. Thái độ tự do , tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật là trái với nguyên tắc pháp chế và không phù hợp với bản thân cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là chấp hành đúng lời văn và tinh thần của các quy phạm pháp luật. Coi nhẹ bất kỳ mặt nào cũng dễ dẫn tới sai lầm trong thực tiễn (dù tự giác hay không tự giác). Nhưng nghiêm chinh chấp hành pháp luật không có nghĩa là chấp hành một cách hình thứ, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi một mặt phải chấp hành triệt để các quy phạm pháp luật.

Mặt khác vận dụng các quy phạm pháp luật ấy sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội chủ nghĩa.

– Mọi người phải bình dăng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng trước mọi người

Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thừa nhận bất cứ một đặc quyền nào trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có một pháp luật và mội kỷ luật của Nhà nước cho tất cả mọi người.

Đảng viên và những người ngoài Đảng, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo không phân biệt dân tộc hay tôn giáo tất cả đều có nghĩa vụ tuần theo pháp luật và có quyền đòi hỏi người khác, cơ quan khác phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của minh. Pháp luật đã ban hành mọi người đều phải thi hành như nhau. Ai vi phạm đều bị xử bình đẳng.

– Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định

Trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có những quyền dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan Nhà nước phải được tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định đảm bảo thực tế của các quyền tự do của công dân, ngăn chặn kịp thời đồi với mọi sự vi phạm các quyền. Nó là một trong những yêu cầu quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các công dân khi sử dụng các quyền tự do, khi được pháp luật trao cho, không được gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũng như lợi ích của các công dân khác. Nhà nước phải thường xuyên quan tâm tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền và tự do của công dân một cách có hiệu quả.

Bảo đảm pháp chế là một nội dung của hoạt động quản lí nhà nước và cũng là một hình thức kiềm chế, đối trọng trong việc thực thi quyền lực nhà nước hiện nay. Thực hiện tốt công tác giám sát là đòi hỏi cấp thiết của nhà nước pháp quyền ở nước ta.

- Theo em, trong trường hợp nêu trên bà B không bị xử lí hình sự. Vì hành vi của bà B tuy đã vi phạm pháp luật nhưng bà chưa gây tổn hại tới xxa hội hay người khác nên trường hợp này chưa bị xử lí bởi hình sự.

Câu hỏi 2:

- Nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Hình sự: 

Quyền bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam đã được thể hiện ngay từ Hiến pháp 1946 - một bản Hiến pháp được ca ngợi ở nhiều phương diện trong đó có phương diện bảo vệ quyền con người và quyền bình đẳng trước pháp luật. Chẳng hạn Điều 6, 7 Hiến pháp 1946 quy định: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; "Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”.

Kế thừa tư tưởng lập hiến tiến bộ trong đó có những tư tưởng văn minh tiến bộ về quyền con người có từ những năm đầu thế kỷ và đặc biệt là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992 tái khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật tại Điều 51 bằng việc khẳng định: Công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật. Đến Hiến pháp 2013, tại Điều 16 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền Hiến định và bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc Hiến định. Chính vì vậy, nó không chỉ được thể hiện và cụ thể hóa trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong tất cả các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật như: Điều 3, Điều 16 -18 và Điều 19 - 24 Bộ luật Dân sự (2015); Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự (2015); Điều 2 Luật Quốc tịch (2008);....

Trên bình diện thể chế hóa quyền bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam có thể đưa ra nhận xét sau đây:

Thứ nhất, bình đẳng trước pháp luật là một nội dung xuyên suốt tư tưởng lập hiến Việt Nam. Nó được khẳng định và thể hiện một cách nhất quán trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Xu hướng chung là quyền bình đẳng trước pháp luật ngày càng được bổ sung trong nhiều lĩnh vực.

Thứ hai, quyền bình đẳng trước pháp luật xuất hiện với tư cách là một quyền trong tất cả các bản Hiến pháp nhưng mức độ thể hiện của nó trong các bản Hiến pháp và các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác là không giống nhau, lúc thăng lúc trầm. Có khi nó được thể hiện giản dị, mạch lạc và tương đối đầy đủ trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 nhưng cũng có thời điểm, quyền này bị cắt xén, hạn chế, thậm chí phủ nhận trong Hiến pháp 1959 và 1980. Ví dụ quyền tự ứng cử chỉ xuất hiện trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959; quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế có lúc bị triệt tiêu; quyền tự do xuất bản quy định trong Hiến pháp 1946 không thấy xuất hiện trở lại trong các bản Hiến pháp sau này.

- Em có đồng tình với câu trả lời của tuyên truyền viên Vì theo luật pháp bất kì ai, hay giới tính nào thì đều được đối xử công bằng trước luật pháp dù là giới tính nào cũng phải chịu hình phạt thích đáng cho hành vi vi phạm của chính mình.

Câu hỏi 3: 

-Nguyên tắc dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bao cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ và cũng là một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ.

Nguyên tắc này được biểu hiện:

– Tập trung được sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Là điều kiện cần thiết cho hoạt động, tồn tạo và phát triển của Đảng.

– Ý nghĩa về mặt dân chủ:

+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, đảng viên.

+ Là điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng viên, phát huy trí tuệ, nguồn lực của Nhà nước.

+ Đảng viên được quyền làm chủ nhưng giới hạn trong phạm vi tổ chức.

- Theo em, trong trường hợp trên A đã thực hiện quyền gì của mình.

Việc đóng góp ý kiến của A thể hiện nội dung thứ 2: Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng quyền dân chủ của tất cả công dân trong các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lí các hành vi vi phạm những quyền dân chủ của công dân.

Câu hỏi 4:

Theo em, tại sao B lại được hưởng án treo vì B đã ăn năn nhận lỗi và thành khẩn khai báo, tự nguyện sửa chữa và bôig thường thiệt hại gây ra và B cũng là lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng.

Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Luật Hình sự Việt Nam

Câu hỏi 5:

Tội phạm được biểu hiện dưới dạng hành vi:

Thể hiện nguyên tắc hành vi, Điều 8 BLHS đã xác định tội phạm phải là hành vi trong định nghĩa về tội phạm. Từ đó, trong phần mô tả các tội danh cụ thể, BLHS khi mô tả tội phạm đều mô tả hành vi của con người. Với nguyên tắc hành vi, ngành luật hình sự Việt Nam cấm truy cứu TNHS tư tưởng của con người. Ở khía cạnh này cũng có thể coi “cấm truy cứu TNHS tư tưởng" là nguyên tắc của ngành luật hình sự.

Câu hỏi 6:

- Theo em, trường hợp trên người thực hiện hành vi có lỗi là  D, C và T

- Đối với trường hợp không có lỗi, theo em không phải là tội phạm Vì tài xế A đang đi lưu thông thông trên đươgng giữ đúng tốc độ và đi đúng làn không hề vi phạm pháp luật tuy nhiên anh B thái độ tâm lý chủ quan đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm.

Bình luận (0)
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.43699 sec| 2197 kb